Cục An toàn thông tin cảnh báo xuất hiện nhiều cách thức lừa đảo mới
06/02/2023 09:03 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chỉ tính trong năm 2022, lực lượng chức năng đã ngăn chặn, xử lý hơn 2.620 trang web lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật và bảo vệ hơn 4,7 triệu người dân trước hành vi tấn công trực tuyến.
Theo Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, tình hình tội phạm trên mạng internet, lừa đảo trực tuyến vẫn đang diễn ra phức tạp. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều cách thức lừa đảo mới đã xuất hiện.
Các đối tượng chủ yếu dùng 16 thủ đoạn lừa đảo trên mạng, được chia thành 3 nhóm, gồm Giả mạo thương hiệu; Chiếm đoạt tài khoản và Các hình thức kết hợp. Tổng số nạn nhân của vấn nạn lừa đảo trực tuyến đã lên đến hàng triệu người.
Trong thời gian qua, để bảo vệ người dân, cộng đồng trước vấn nạn lừa đảo trực tuyến, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người dân, một số biện pháp đã bước đầu mang lại hiệu quả nhất định.
Các biện pháp, hoạt động do cơ quan chức năng triển khai
Trong năm 2022, lực lượng chức năng đã ngăn chặn, xử lý hơn 2.620 trang web lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật và bảo vệ hơn 4,7 triệu người dân (tương ứng 6,7% người dùng Internet Việt Nam) trước các tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Các biện pháp, hoạt động do doanh nghiệp triển khai
- Công ty TNHH Cốc Cốc đã triển khai chiến dịch khiên xanh để người dùng trình duyệt phản ánh, báo cáo;
- Ngân hàng, chứng khoán, ví điện tử, các tổ chức tài chính: Triển khai các thông báo cho khách hàng qua Email, SMS. Liên tục thông báo các nguy cơ lừa đảo trực tuyến liên quan tới tổ chức cho cơ quan chức năng.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet: Thực hiện nghiêm túc, triệt để các yêu cầu ngăn chặn, xử lý các trang lừa đảo của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Tổ chức xã hội Chống lừa đảo với cộng đồng lớn và tích hợp được nhiều nền tảng như trình duyệt, mạng xã hội.
Các giải pháp đã triển khai đều phát huy giá trị tích cực, tuy nhiên chưa được đồng bộ và thống nhất giữa các Bộ, ngành, địa phương. Để giải quyết lừa đảo trực tuyến cũng tương tự như lừa đảo trên đời thực, cần có sự tham gia phối hợp, đồng bộ của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương. Trong đó nòng cốt chính là lực lượng công an làm nhiệm vụ phòng chống tội phạm công nghệ cao.
TT CNTT - Theo Cục An toàn thông tin
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH TP Hà Nội đẩy mạnh 5 nhóm tiện ích trong cải cách thủ ...
Toàn Ngành BHXH Việt Nam hoàn thành vượt nhiều chỉ tiêu, kế ...
Phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin “Giám định bảo ...
BHXH Việt Nam: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông ...
Bản tin Audio số 44 - Tuần 5 tháng 12/2024