WHO và ITU sử dụng công nghệ số để tăng cường các dịch vụ y tế công cộng ở Châu Phi

06/11/2017 07:39 AM


Châu Phi đang trải qua một cuộc cách mạng kỹ thuật số, vừa qua, Văn phòng khu vực Châu Phi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đã ký Hiệp định Hợp tác tại Geneva về sử dụng các dịch vụ số để cải thiện và nâng cao sức khoẻ con người.

Text Box: ICT, là cụm từ được dùng như từ đồng nghĩa rộng hơn cho công nghệ thông tin (IT), nhưng thường là một thuật ngữ chung để nhấn mạnh vai trò của truyền thông hợp nhất và sự kết hợp của viễn thông (đường dây điện thoại và tín hiệu không dây), hệ thống quản lý thông minh và hệ thống nghe-nhìn trong công nghệ thông tin hiện đại. ICT bao gồm tất cả các phương tiện kỹ thuật được sử dụng để xử lý thông tin và trợ giúp liên lạc, bao gồm phần cứng và mạng máy tính, liên lạc trung gian cũng như là các phần mềm cần thiết. Mặt khác, ICT bao gồm IT cũng như là điện thoại, phương tiện truyền thông, tất cả các loại xử lý âm thanh và video, điều khiển dựa trên truyền tải và mạng và các chức năng giám sát. Cách diễn tả này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1997 trong một báo cáo của Dennis Stevenson gửi chính phủ Anh và được lan truyền rộng rãi trong các tài liệu mới của Chương trình giảng dạy Quốc gia Anh vào năm 2000.Quan hệ đối tác này sẽ tập trung vào việc xây dựng các nền tảng kỹ thuật số để nâng cao sức khoẻ ở cấp quốc gia, xây dựng lực lượng lao động có năng lực để sử dụng hiệu quả ICT cũng như giải quyết nhu cầu hợp tác đa phương giữa các bên liên quan góp phần áp dụng kỹ thuật số một cách bền vững. Nếu được tổ chức tốt, quan hệ này sẽ mang lại một số lợi ích về các định chế tài chính, nhà khai thác viễn thông và các công ty ICT, từ đó giúp tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước về nâng cao hệ thống y tế và cải thiện dịch vụ thông qua việc sử dụng ICT.

Thỏa thuận mới sẽ củng cố các nguồn lực hiện tại nhằm tạo ra cơ sở và nền tảng ICT cần thiết, sau đó cung cấp và nhân rộng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ kỹ thuật số.

Quan hệ đối tác sẽ tập trung vào các giải pháp thông minh, tiết kiệm chi phí bằng cách khai thác cuộc cách mạng kỹ thuật số  đang diễn ra rất quyết liệt tại Châu Phi nhằm tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, thông tin y tế, thông tin và giáo dục cộng đồng. “Hai tổ chức cam kết mở rộng việc sử dụng ICTs trong y tế, hướng tới hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đặc biệt là BHYT toàn cầu ở Châu Phi ", Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc Khu vực Châu Phi của WHO cho biết.

Ngoài việc cải thiện sức khỏe và tiết kiệm chi phí cho người dân, các dự án ​​về kỹ thuật số trong lĩnh vực y tế giúp đảm bảo sự công bằng trong cung cấp dịch vụ và thúc đẩy tiến bộ trong y tế công cộng. Các sáng kiến kỹ thuật số trong lĩnh vực y tế ngày càng phát triển cho thấy tiềm năng của ICT là rất lớn.

Ông Brahima Sanou, Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: "Thông qua quan hệ đối tác này, chúng tôi có cơ hội thay đổi, phát triển công tác chăm sóc y tế ở Châu Phi. Thế giới hiện nay đang đối mặt với áp lực ngày càng lớn về cải thiện công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, việc kết hợp ICT vào các cơ chế cung cấp dịch vụ y tế chắc chắn sẽ mang lại giá trị lớn, phá vỡ sự bất bình đẳng trong BHYT để không ai phải chịu thiệt thòi.

WHO và ITU đã có mối quan hệ đối tác lâu dài từ năm 2005, 2 tổ chức đã tổ chức nhiều hoạt động với mục đích góp phần nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của ICT trong hệ thống y tế. Điển hình là ứng dụng eHealth - ứng dụng triển khai các dịch vụ y tế trên điện thoại. Một số dự án ​​quan hệ đối tác của WHO - ITU cấp độ toàn cầu bao gồm việc sử dụng điện thoại di động để ngăn ngừa bệnh NCD thông qua sáng kiến ​​"Be he @ lthy, be mobile"; hay sáng kiến gửi tin nhắn văn bản để nhắc nhở bệnh nhân tiểu đường kiểm tra mức đường của họ thường xuyên…

Quan hệ đối tác cũng sẽ tập trung vào việc xây dựng một lực lượng lao động có năng lực để sử dụng hiệu quả ICT cũng như giải quyết khúc mắc trong quan hệ đối tác đa bên góp phần mang lại sự phát triển bền vững của y tế công nghệ số.

Dự án ​​này đang được thiết lập nền tảng ở các nước để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ kỹ thuật số như: mHealth, e-Learning, HIS, Telemedicine. Tất cả các nước trong khu vực châu Phi sẽ được hưởng lợi từ dự án ​​này trong giai đoạn 2018-2030./.

AT