Công cụ quản lý an toàn quỹ bảo hiểm

03/11/2017 10:10 AM


Từ năm 2015, BHXH Việt Nam đã chính thức vận hành các Hệ thống giao dịch điện tử tập trung để quản lý, theo dõi trực tuyến công tác tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính về lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN; triển khai phần mềm kê khai BHXH điện tử. Thông qua phần mềm kê khai BHXH điện tử, doanh nghiệp và người dân có thể kê khai và nộp hồ sơ BHXH qua Internet tới cơ quan BHXH.

Triển khai đồng bộ các phần mềm nghiệp vụ

Theo BHXH Việt Nam, năm 2016 và 9 tháng năm 2017, ngành BHXH đã triển khai đồng loạt một số hệ thống phần mềm quan trọng như bộ công cụ tập trung dữ liệu tại Trung ương để quản lý 3 mảng nghiệp vụ quan trọng của ngành là thu, sổ thẻ và quản lý tài chính nhằm tiến tới xây dựng một hệ thống phần mềm tổng thể thực hiện thống

Tính đến thời điểm hiện tại, ngành cung cấp được 14 DVCTT mức độ 3, mức độ 4 số đơn vị đăng ký giao dịch điện tử là 236.546 đơn vị; trong tổng số hồ sơ giao dịch điện tử là 2.375.633 hồ sơ trên tổng số 6.646.453 hồ sơ, đạt tỷ lệ 36%. Năm 2017, BHXH Việt Nam sẽ ban hành quy trình thực hiện giao dịch điện tử để xin ý kiến các bộ, ngành cũng như các đơn vị trong ngành theo yêu cầu của Chính phủ.

nhất.                                                                 

BHXH Việt Nam đã xây dựng hệ thống trao đổi và tích hợp thông tin thống nhất để hoàn thiện hệ thống thông tin trong toàn ngành BHXH và các kết nối liên ngành với ngành Thuế, Hải quan, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội, Y tế, Ngân hàng, Cơ sở khám chữa bệnh...; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động của ngành BHXH. Việc chuẩn hóa, kiến trúc hóa lại toàn bộ hệ thống ứng dụng mang lại nhiều ưu điểm, giúp tích hợp và khai thác tối đa các nhóm ứng dụng CNTT.

 Đầu tư đồng bộ hạ tầng, phần mềm và cơ sở dữ liệu để cấp duy nhất một số định danh cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN trong dự án Xây dựng Hệ thống cấp số định danh và Quản lý BHYT hộ gia đình và Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT Cơ sở dữ liệu hộ gia đình tham gia BHYT. Đến nay đã tạo lập xong CSDL cho hộ gia đình tham gia BHYT.

Xây dựng, hoàn thiện và ra mắt Cổng thông tin điện tử của ngành BHXH trong đó tích hợp và cung cấp các dịch vụ công cấp độ 3, 4 trên một cổng thông tin thống nhất và duy nhất của ngành, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc tra cứu thông tin liên quan đến BHXH, BHYT và gửi hồ sơ BHXH. Xây dựng hệ thống quản lý định danh và chia sẻ dữ liệu nhằm quản lý chặt chẽ tài khoản và quyền truy cập ứng dụng của người dùng là cán bộ của ngành BHXH; khoảng 24 triệu hộ gia đình và 92 triệu người dân; toàn bộ các đơn vị tham gia BHXH, BHYT; quản lý danh mục dùng chung và tạo thuận tiện cho người dùng khi truy cập vào các ứng dụng nghiệp vụ.

Công nghệ thông tin là công cụ hữu hiệu quản lý an toàn quỹ bảo hiểm.

Tăng cường quản lý quỹ bảo hiểm

 Đến nay, hệ thống thông tin giám định BHYT đã giám định trên 120 triệu hồ sơ, hệ thống đã phát hiện 17,9 triệu hồ sơ sai sót, trong đó từ chối thanh toán trên 400 tỷ đồng, yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh chuẩn hóa lại dữ liệu sai danh mục Bộ Y tế quy định với gần 3.000 tỷ đồng. 

Thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29.11.2013 của Quốc hội, tháng 3.2015, Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, BHXH Việt Nam về triển khai thực hiện tin học hóa trong quản lý KCB, giám định và thanh toán BHYT BHXH Việt Nam đã cùng Bộ Y tế xây dựng và thống nhất mã hóa các dịch vụ y tế, chuẩn dữ liệu đầu ra, chủ trì kết nối, liên thông dữ liệu từ các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên hệ thống mạng điện tử toàn quốc.

Sau khi hoàn thành việc kết nối, ngành BHXH tiếp tục phối hợp với ngành y tế chuẩn hóa danh mục sử dụng tại trên 12 ngàn cơ sở y tế, đồng bộ dữ liệu lên Hệ thống và thử nghiệm giám định, thanh toán BHYT điện tử, triển khai đào tạo cho trên 2.000 giám định viên và hàng trăm nhân viên các cơ sở y tế. Từ ngày 1.1.2017, BHXH Việt Nam bắt đầu khai thác Hệ thống thông tin giám định BHYT phục vụ công tác quản lý khám chữa bệnh, giám định và thanh toán BHYT.

Theo Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn, qua giám sát bằng CNTT, BHXH Việt Nam đã phát hiện và chỉ đạo BHXH 63 tỉnh, thành phố kịp thời kiểm tra chấn chỉnh các đơn vị có dấu hiệu chỉ định quá mức cần thiết, thu dung người bệnh, kéo dài ngày điều trị, thanh toán chưa đúng quy định. Đồng thời phát hiện và thông báo các cơ sở khám chữa bệnh về tình trạng lạm dụng thẻ BHYT khám bệnh nhiều lần trong ngày, nhiều ngày trong tháng của một số người tham gia BHYT. Hệ thống thông tin giám định BHYT đang tiếp tục được phát triển, cập nhật các quy tắc giám định để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ BHYT.

Theo DBND