Liên thông kết quả xét nghiệm vì người bệnh
25/10/2017 12:24 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bệnh viện (BV) Bạch Mai là BV hạng đặc biệt, tuyến cuối lớn nhất, hàng ngày tiếp nhận gần 10 nghìn người đến khám và điều trị, việc liên thông kết quả xét nghiệm của BV đã thực hiện như thế nào?
Bước khởi đầu đúng đắn
Theo TS. Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, BV Bạch Mai, danh mục 65 xét nghiệm về huyết học, hóa sinh, vi sinh mà Bộ Y tế cho phép được liên thông kết quả xét nghiệm và liên thông có điều kiện so với tổng số các xét nghiệm BV Bạch Mai làm thì có thể nói đây là một con số không lớn. Mỗi năm, BV Bạch Mai tiến hành khoảng 11.153.993 xét nghiệm hóa sinh; 1.136.483 xét nghiệm huyết học và 1.400.000 xét nghiệm vi sinh.
Cũng theo TS. Hùng, để có con số chính xác và khách quan của việc liên thông kết quả xét nghiệm có lẽ cần có thêm thời gian, tuy nhiên theo tôi, đích hướng tới của việc liên thông này không chỉ là liên thông kết quả xét nghiệm mà còn là liên thông kết quả chẩn đoán hình ảnh, kết quả siêu âm, và đặc biệt là liên thông các thông tin của người bệnh. Chúng ta mới chỉ đang ở những bước đầu tiên để tiến tới liên thông toàn bộ quá trình điều trị của người bệnh, tiến tới một hệ thống y tế hiện đại.
Việc liên thông kết quả xét nghiệm là bước khởi đầu rất đúng đắn của ngành y tế, và trong tương lai mỗi một BV sẽ xây dựng kho dữ liệu, trong đó không chỉ có xét nghiệm mà còn có các vấn đề điều trị của người bệnh. Khi các BV liên thông kết quả xét nghiệm với nhau thì người được lợi đó chính là người bệnh và tiến tới là bác sĩ điều trị, bởi bác sĩ chỉ cần “bấm nút” là có thể truy xuất một cách hết sức rõ ràng, cụ thể, chính xác không chỉ một vài kết quả xét nghiệm mà là cả quá trình diễn biến điều trị trước đó của người bệnh ở các BV khác. Và lúc đó rõ ràng chất lượng khám chữa bệnh của người bệnh sẽ được cải thiện rất nhiều.
Xét nghiệm hóa sinh và vi sinh tại BV Bạch Mai.
Bác sĩ điều trị là người quyết định cuối cùng?
Một vấn đề cũng làm các BV khá lúng túng, còn bệnh nhân có lo lắng đó là liên thông giữa các BV liệu có đảm bảo được tính chính xác của những xét nghiệm được liên thông không? TS. Dương Đức Hùng cho hay, để có thể dùng chung kết quả xét nghiệm thì điều đầu tiên là giữa các BV phải có chuẩn chung về tiêu chuẩn xét nghiệm. Trên thực tế đã có nhiều BV cùng tuyến chuyển bệnh nhân đến BV Bạch Mai mà không cần làm lại một số xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế. Việc sử dụng lại kết quả xét nghiệm có thể tiết kiệm được chi phí khám chữa bệnh, giảm được nhiều chi phí gián tiếp như thời gian đi lại, chờ đợi xét nghiệm của bệnh nhân. BV cũng không bị quá tải các xét nghiệm, tiết kiệm được nhân lực, thời gian của nhân viên y tế...
Tuy nhiên, từ thực tế điều trị cũng cho thấy, chỉ một số xét nghiệm có tính bền vững, ít biến đổi theo thời gian thì nếu có kết quả từ BV trước sẽ không phải thực hiện lại. Bên cạnh đó cũng có những chỉ số thường xuyên thay đổi theo diễn biến tình trạng bệnh như công thức máu, men gan phải làm lại, thậm chí là xét nghiệm về nhóm máu vẫn cần phải làm lại trong trường hợp người bệnh phải truyền máu.
“Trước mỗi người bệnh của mình, bác sĩ điều trị là người trực tiếp xem xét kỹ lưỡng và quyết định có nên chấp nhận kết quả xét nghiệm trước đó ở một cơ sở khám bệnh khác hay không. Có thể chấp nhận kết quả xét nghiệm nhưng cũng có thể chúng tôi phải cho làm lại lần 2, lần 3 thậm chí là nhờ thêm một đơn vị độc lập để làm xét nghiệm thì mới cho kết quả tốt và điều trị tốt được”, TS. Hùng nói.
Tuy nhiên, danh mục kết quả xét nghiệm được liên thông phải có điều kiện cụ thể, trong quyết định đã quy định rõ: Quyền sử dụng kết quả xét nghiệm, quyết định có làm lại xét nghiệm hay không là toàn quyền của bác sĩ điều trị, tùy thuộc bệnh lý, diễn biến tình trạng lâm sàng của người bệnh. Tôi cho rằng, trong khám chữa bệnh, vấn đề an toàn người bệnh là quan trọng nhất, bác sĩ phải hết sức thận trọng.
Bổ sung ý kiến của TS. Dương Đức Hùng, ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, liên thông kết quả xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế ban hành là quyết định đúng đắn, vừa thuận tiện cho bệnh nhân vừa đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh, giảm chi phí xét nghiệm, thủ tục hành chính... Tuy nhiên, danh mục kết quả xét nghiệm được liên thông phải có điều kiện cụ thể, trong quyết định đã quy định rõ: Quyền sử dụng kết quả xét nghiệm, quyết định có làm lại xét nghiệm hay không là toàn quyền của bác sĩ điều trị, tùy thuộc bệnh lý, diễn biến tình trạng lâm sàng của người bệnh. Tôi cho rằng, trong khám chữa bệnh, vấn đề an toàn người bệnh là quan trọng nhất, bác sĩ phải hết sức thận trọng. Do đó, nên liên thông giữa các BV có trình độ tương đương về độ chính xác trong xét nghiệm hoặc BV ở mức thấp hơn được sử dụng kết quả xét nghiệm ở BV mức cao hơn.
Ở BV Bạch Mai, các labo huyết học, hóa sinh, vi sinh đều đã đạt chuẩn ISO 15189, đây là chuẩn cao đạt trình độ quốc tế và kết quả xét nghiệm này được chấp nhận ở nước ngoài.
Theo Báo SK&ĐS
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...