9 tháng đầu năm, công tác cai nghiện có nhiều chuyển biến
22/09/2017 04:10 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác lao động, người có công và xã hội 9 tháng đầu năm 2017 và các hoạt động đối ngoại chính sách cao cấp về Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017 sẽ diễn ra tại TP Huế từ ngày 26-29⁄9.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, từ đầu năm đến nay, tình hình tệ nạn xã hội liên quan tới ma túy, mại dâm, nạn nhân bị mua bán vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp; đặc biệt là tình hình học viên bỏ trốn ở các cơ sở cai nghiện… Hiện, cả nước có 105 cơ sở cai nghiện ma túy, các đơn vị thực hiện việc cai nghiện ma túy còn nhiều khó khăn về hạ tầng cơ sở và quản lý người cai nghiện.
Với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước về cai nghiện, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành chức năng, các địa phương có giải pháp tháo gỡ kịp thời nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc, nhất là tăng cường công tác quản lý trật tự an ninh, an toàn cho các cơ sở cai nghiện, tháo gỡ vướng mắc liên quan tới cơ sở vật chất và quản lý người cai nghiện… Bằng những giải pháp quyết liệt, đồng bộ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành có liên quan, đến nay công tác cai nghiện đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Theo đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy, đến nay có 36 tỉnh, thành phố đã có Quyết định đổi tên 60 Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội thành “Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy”; một số tỉnh đã chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ của cơ sở cai nghiện, các tỉnh, thành phố còn lại đã hoàn thiện đề án và đang trình phê duyệt đổi tên thành cơ sở cai nghiện.
Tính đến nay, các cơ sở cai nghiện trong cả nước đang quản lý, chữa trị, cai nghiện cho: 31.455 học viên, trong đó: Cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Tòa án cho 19.546 học viên (10.422 học viên không có nơi cư trú ổn định), chiếm 59,5%; cai nghiện tự nguyện tại cơ sở công lập cho 4.019 học viên; quản lý sau cai tại cơ sở cai nghiện: 1.607 học viên; cai nghiện tại cơ sở tư nhân: 3.700 lượt học viên; Quản lý tại cơ sở xã hội là 2.583 người.
Về quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, hiện có 27/63 tỉnh, thành phố thành lập cơ sở xã hội hoặc phân khu riêng trong Cơ sở cai nghiện để tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian lập hồ sơ đề nghị Tòa án xem xét quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; các cơ sở đã tiếp nhận, quản lý 18.512 người vào cơ sở xã hội, trong đó: 5.191 người sau khi vào cơ sở đã xác định được nơi cư trú ổn định và đã đưa họ về địa phương để lập hồ sơ quản lý, giáo dục theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, 316 người không xác định được tình trạng nghiện cũng đã được trả về địa phương; 10.422 người được Tòa án xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hiện đang quản lý tại cơ sở xã hội là 2.583 người. Qua đó tình trạng người nghiện ma túy hút chích công khai tại nơi công cộng cơ bản được giải quyết, nhất là các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… được người dân đồng tình ủng hộ./.
Theo tiengchuong.vn
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...