Rà soát nhu cầu BHYT cho người nhiễm HIV tại một số tỉnh khó khăn
08/08/2017 02:24 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đang rà soát nhu cầu BHYT (BHYT) cho người nhiễm HIV của một số tỉnh khó khăn, để dùng nguồn kinh phí viện trợ quốc tế hỗ trợ trong thời gian đầu mới chuyển đổi nguồn lực.
Tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV
Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ tham gia BHYT của người nhiễm HIV mới đạt trên 60%. Nguyên do, chưa đạt được chỉ tiêu 100% người nhiễm HIV tham gia sử dụng BHYT là vì nhiều bệnh nhân sợ bị phân biệt, kỳ thị đối xử. Một số bệnh nhân khác do kinh tế khó khăn không đủ nguồn tài chính mua BHYT theo hộ gia đình.
Bên cạnh đó, lại có những trường hợp thiếu giấy tờ tùy thân hoặc thông tin trên các giấy tờ có sự khác biệt, có tiền cũng không đủ điều kiện tham gia BHYT. Hiện, tỉnh đã cân đối ngân sách của địa phương để mua BHYT cấp cho người nhiễm HIV.
Trong khi đó, bệnh nhân HIV/AIDS không tham gia BHYT sẽ là một gánh nặng kinh tế, vì nhiều trường hợp không đủ khả năng chi trả.
TS. Hoàng Đình Cảnh cho biết thêm, khó khăn khi thực hiện việc này ở chỗ, nhiều cơ sở điều trị HIV/AIDS trước đây thuộc hệ thống y tế dự phòng, vì vậy nhiều cán bộ y tế chưa có chứng chỉ hành nghề nên cần phải có thời gian thực hành tại bệnh viện mới được cấp chứng chỉ. Khi đó cơ sở mới được cấp giấy phép khám chữa bệnh. Có những cơ sở điều trị HIV/AIDS tại bệnh viện nhưng hoạt động theo dự án, khi chuyển sang khám chữa bệnh BHYT phải được cấp thẩm quyền giao nhiệm vụ, bổ sung hợp đồng khám chữa bệnh HIV/AIDS mới đủ điều kiện thanh toán BHYT.
Bên cạnh đó, một số địa phương hiện nay còn hiểu chưa đúng về khám chữa bệnh BHYT cho người bệnh HIV/AIDS. Cụ thể, nhiều người nghĩ không cần thiết phải ký hợp đồng với cơ quan BHXH, khi người bệnh cần làm xét nghiệm cơ bản định kỳ hoặc cấp thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội thì bác sĩ sẽ chuyển bệnh nhân sang khám, điều trị bệnh khác không liên quan đến HIV. Trong trường hợp này, bệnh viện sẽ không thanh toán được công khám bệnh HIV/AIDS, không chỉ định trực tiếp bệnh nhân làm xét nghiệm hoặc cấp thuốc nhiễm trùng cơ hội với chẩn đoán là bệnh HIV/AIDS.
Thực hiện Quyết định số 2188/QĐ-TTg ngày 15/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu 100% người nhiễm HIV có BHYT, nhiều địa phương đã cân đối ngân sách để mua BHYT cấp cho người nhiễm HIV.
Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến tháng 6/2017, cả nước có khoảng 82% cơ sở điều trị HIV thuộc bệnh viện và trung tâm y tế 2 chức năng; 43 cơ sở điều trị thuộc trung tâm y tế một chức năng tại 9 tỉnh/thành phố đã ký được hợp đồng với cơ quan BHXH.
Có 9/29 Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh/thành ký được hợp đồng và 5/9 Trung tâm đang cung cấp dịch vụ qua BHYT. Vẫn còn 20 tỉnh có cơ sở điều trị nằm trong Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh/thành chưa thực hiện ký hợp đồng với cơ quan BHXH để khám chữa bệnh BHYT cho bệnh nhân HIV/AIDS…
Việc tháo gỡ khó khăn khi chuyển đổi nguồn lực điều trị HIV/AIDS sang Quỹ BHYT đang được cơ quan BHXH phối hợp với các cơ quan chức năng y tế thực hiện.
Theo Tiếng chuông
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua cơ quan BHXH ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng CCVC, người lao ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch công tác thông tin, truyền ...
Truyền thông chính sách BHXH, BHYT: Tích cực, chủ động đưa ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...