1,78 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn
28/09/2022 02:51 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trong 9 tháng đầu năm, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đã chủ động triển khai các phương án thích ứng linh hoạt với tình hình dịch bệnh Covid-19 để tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động, kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Cụ thể, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách (đến ngày 30/9/2022) ước đạt 289.585 tỷ đồng, tăng 33.181 tỷ đồng so với năm 2021, trong đó vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 28.939 tỷ đồng, tăng 4.237 tỷ đồng.
Tổng dư nợ tín dụng chính sách ước đạt 274.580 tỷ đồng, tăng 26.611 tỷ đồng (tăng 10,7%) so với năm 2021 với hơn 6,432 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang còn dư nợ.
Trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao ước đạt 231.375 tỷ đồng, tăng 21.500 tỷ đồng (tăng 10,2%) so với cuối năm 2021.
Đến 30/9/2022, tổng doanh số cho vay toàn hệ thống ước đạt 76.215 tỷ đồng, tăng 14.982 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021, với trên 1,78 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn.
Hình minh họa (nguồn: Internet)
Trong 9 tháng qua, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ, tạo việc làm cho trên 660.000 lao động; hỗ trợ hơn 4.900 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp hơn 17.000 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập.
Triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế, NHCSXH đã giải ngân cho hơn 82.000 hộ gia đình vay vốn mua máy vi tính, thiết bị học tập cho con em; hỗ trợ gần 1.100 DN vay vốn phục hồi sản xuất kinh doanh, trả lương cho hơn 155.000 NLĐ bị ảnh hưởng dịch Covid-19…
Bên cạnh tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách, chất lượng nợ tiếp tục được duy trì ổn định. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,68%/tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,24%.
Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH nhấn mạnh trong 9 tháng qua, NHCSXH đã chủ động bám sát các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, của NHNN, nhất là Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời, triển khai các phương án thích ứng linh hoạt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động. Qua đó, kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Để hoàn thành nhiệm vụ năm 2022, Chủ tịch HĐQT NHCSXH yêu cầu toàn hệ thống NHCSXH tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, các bộ, ban, ngành, cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.
NHCSXH thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2022; chú ý giải ngân các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng.
Cùng với đó, tăng cường công tác tham mưu nhận vốn ủy thác từ ngân sách địa phương, chủ động, tích cực hoàn thành huy động tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân theo kế hoạch được giao. Tiếp tục chỉ đạo công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, theo đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống.
PV
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Bản tin Audio số 48 - Tuần 4 tháng 1/2025
[Infographic] Những con số ấn tượng của ngành BHXH Việt Nam ...
Ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua cơ quan BHXH ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng CCVC, người lao ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch công tác thông tin, truyền ...