GSIS thúc đẩy tính hiệu quả và phúc lợi cho người lao động
10/09/2018 04:39 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Là thành viên của Tổ chức An sinh xã hội Đông Nam Á (ASSA) - Hệ thống bảo hiểm Chính phủ Philippin (GSIS) được thành lập theo Luật liên bang 186 (CA 186) thông qua vào ngày 14/11/1936 nhằm thúc đẩy tính hiệu quả và phúc lợi cho người lao động làm việc cho Chính phủ Philippin và để thay thế hệ thống hưu trí của giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực y tế và công an.
Với vốn khởi điểm là 200.000 Pêsô và 58 nhân viên, GSIS bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 31/05/1937. Chức năng chính của GSIS là cung cấp chế độ bảo hiểm nhân thọ bắt buộc cho tất cả các cán bộ làm việc dài hạn và thường xuyên cho Chính phủ Liên bang.
Luật RA 660 đã sửa đổi luật CA 186 và đặt ra điều khoản bắt buộc về chế độ hưu trí đối với viên chức Chính phủ trong khi Quỹ Bảo hiểm bất động sản (sau đó được đổi tên là Quỹ Bảo hiểm chung) được giao cho GSIS quản lý. Từ đó GSIS có nhiệm vụ cung cấp chế độ bảo hiểm đối với tài sản và bất động sản của Chính phủ.
Luật hưu trí không bắt buộc (RA 1616) được thông qua vào ngày 31/05/1957 để chi trả các chế độ hưu trí (được chi trả bởi chủ sử dụng lao động cuối cùng) và hoàn lại khoản phí bảo hiểm cho những người đã tham gia đóng bảo hiểm ít nhất 20 năm.
Để tiếp cận tốt tất cả các thành viên tham gia BH, vào năm 1957 GSIS lập ra các văn phòng khu vực. Đến nay, GSIS đã có 27 chi nhánh với 2681 cán bộ trong đó 57% làm việc tại cơ quan Trung ương và 43% làm việc ở các chi nhánh.
Một trong những điều luật đáng chú ý nhất đã sửa đổi Điều lệ về GSIS, là Nghị định 1146 của Tổng thống đã được ban hành vào ngày 31/05/1977. Nghị định này đã tăng các chế độ chăm sóc y tế và hưu trí, mở rộng chế độ mất sức lao động và thực hiện chế độ ốm đau và tử tuất. Luật này cũng cung cấp chế độ bảo hiểm cho toàn thể viên chức Chính phủ mà không tính đến tình trang lao động của họ. Tháng 06/1997, Luật GSIS 1997 (RA8291) đã được thông qua. Luật này cung cấp chế độ bảo hiểm bắt buộc cho tất cả viên chức Chính phủ. Trong luật mới này, những quy định về chế độ mất sức lao động cũng được nới lỏng và các chế độ ly hôn, thất nghiệp cũng được triển khai. Hiên nay, GSIS là một trong số những cơ quan hoạt động hiệu quả nhất của Chính phủ.
Năm 2013, GSIS thông báo bắt đầu từ tháng 7/2013, nhân viên Chính phủ làm việc trong các cơ quan chậm nộp hoặc nộp thiếu phí bảo hiểm sẽ lại được vay tiền từ GSIS. Các cơ quan nợ BH có thể chọn một trong ba cách để khôi phục lại quyền lợi của các thành viên: (1) thanh toán đầy đủ phí BH còn nợ, (2) điều chỉnh lại các khoản nợ và cam kết thanh toán thông qua một Biên bản thoả thuận với GSIS, hoặc (3) thanh toán ít nhất 90% phí bảo hiểm của 03 tháng liên tục bất kỳ bắt đầu từ tháng 7/2013 đồng thời ký một cam kết trong Biên bản thỏa thuận với GSIS về việc thanh toán các phí BH còn thiếu. Đã có hơn 200 cơ quan đã ký kết các thỏa thuận tương tự với quỹ hưu trí - khôi phục lại các chế độ đầy đủ cho trên 800.000 lao động. Trong khi đó, cơ quan nào không nộp ít nhất 90% các khoản phí bảo hiểm bắt buộc đúng kỳ hạn hoặc không tuân theo các điều khoản của thỏa thuận sẽ nhận thư yêu cầu và kèm theo thông báo từ GSIS về số tiền nợ vẫn chưa nộp. Nếu các cơ quan này tiếp tục không nộp BH thì nhân viên của họ sẽ bị giảm quyền lợi, tác động bất lợi đến các khoản vay và các chế độ hưu trí. GSIS cũng sẽ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền, chủ tịch công đoàn và trưởng phòng nhân sự để thông báo về sự chậm trễ của các cơ quan nợ BH.
Chính sách này là một phần của những nỗ lực liên tục của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo GSIS để cung cấp dịch vụ thuận tiện và tập trung hơn vào các thành viên cho trên 1,4 triệu thành viên đang tham gia BH.
Do lo ngại về khoản nợ đóng BH, Bộ Ngân sách và Quản lý, Bộ Giáo dục và GSIS đã ký Thỏa thuận phục hồi chế độ BH của gần 800.000 giáo viên và cán bộ về hưu của Bộ Giáo dục tính từ tháng 7/1997. Bộ Ngân sách và Quản lý sẽ chuyển 6,92 tỷ peso (160 triệu USD) cho các khoản nợ đóng BH chưa nộp, tương ứng với phần đóng góp của Chính phủ và sẽ xúc tiến chi trả trước 50% tổng số này. Về phần mình, GSIS sẽ xóa bỏ 14 tỷ Pêsô (325 triệu USD) lãi phát sinh từ khoản nợ và sẽ giảm thêm 5% tiền đóng BH căn cứ vào các điều khoản thanh toán nhanh của Bộ Ngân sách và Quản lý.
Nhằm đảm bảo tính bền vững lâu dài của quỹ và đảm bảo quyền lợi cho người hưởng trợ cấp hưu trí hiện tại và cả trong tương lai, vừa qua, Qũy Hưu trí Nhà nước của GSIS đưa ra thông báo, sẽ khôi phục lại việc yêu cầu người hưởng chế độ hưu trí và tử tuất hàng năm phải thực hiện việc xác thực tình trạng nhận chế độ của họ. Chương trình Xác thực thông tin hưu trí hàng năm (APIR) yêu cầu tất cả người đang hưởng trợ cấp hưu trí và tử tuất, kể cả người giám hộ dưới 80 tuổi của quỹ này đều phải trực tiếp đến bất kỳ văn phòng nào của GSIS hoặc bàn kết nối trực tuyến đặt tại bộ phận tiếp dân của các cơ quan công quyền, một số trung tâm thương mại lớn để kích hoạt xác thực tình trạng nhận trợ cấp hoặc tiền hưu. Ngoài ra, GSIS còn bố trí các xe lưu động đến một số thị trấn nhằm mang dịch vụ đến gần hơn với người dân. Chương trình làm việc của xe lưu động được báo trước trên truyền hình, chương trình phát thanh hoặc các hình thức thông báo khác cho người hưởng chế độ./.
Theo Tạp chí BHXH
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh