Xác định nguồn kinh phí điều chỉnh lương cơ sở năm 2018
10/09/2018 03:13 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 68/2018/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 88/2018/NĐ-CP.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 72/2018/NĐ-CP trong năm 2018 đối với các cơ quan hành chính Nhà nước, đảng, đoàn thể đến hết năm 2017 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2018 (nếu có). Các cơ quan này được sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2018 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,21 triệu đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng/tháng). Trường hợp các nguồn kinh phí theo quy định nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở theo quy định tại Điều 2 Thông tư này thì cơ quan, đơn vị phải tự bố trí, sắp xếp trong phạm vi dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2018 được giao để bảo đảm đủ nguồn thực hiện.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2017 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2018. Ngoài ra, các đơn vị được sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2018. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.
Về nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 72/2018/NĐ-CP, Nghị định số 88/2018/NĐ-CP trong năm 2018 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2018 tăng thêm so với dự toán năm 2017 theo quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính.
Ngoài ra, sử dụng các nguồn khác gồm: 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương hiện so với dự toán năm 2017 được Thủ tướng Chính phủ giao; nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có); nguồn còn dư sau khi bảo đảm nhu cầu điều chỉnh tiền lương đến mức lương cơ sở 1,3 triệu đồng/tháng.
Về kinh phí thực hiện Nghị định số 72/2018/NĐ-CP đối với biên chế, lao động của hệ thống công đoàn các cấp được đảm bảo từ nguồn thu 2% kinh phí công đoàn và không tổng hợp vào nhu cầu kinh phí thực hiện tiền lương, trợ cấp tăng thêm của các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với biên chế, lao động của Ngân hàng Nhà nước, BHXH Việt Nam và cán bộ thực hiện chế độ BH thất nghiệp được bảo đảm từ nguồn chi quản lý bộ máy theo quy định.
Trường hợp biên chế, lao động trong các cơ quan, đơn vị đã thực hiện khoán chi mà trong quyết định khoán chi của cấp có thẩm quyền quy định trong thời gian khoán, cơ quan, đơn vị tự sắp xếp trong mức khoán để đảm bảo các chế độ, chính sách mới ban hành được bảo đảm trong tổng nguồn kinh phí đã được khoán.
Đối với các địa phương khó khăn, thiếu nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương năm 2018, chậm nhất đến ngày 01/12/2018 phải có báo cáo đầy đủ nhu cầu, nguồn và đề nghị mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo biểu mẫu quy định gửi Bộ Tài chính.
Quá thời hạn trên, nếu địa phương không có báo cáo hoặc báo cáo chưa đầy đủ, địa phương tự bố trí, sắp xếp nguồn để thực hiện cải cách tiền lương.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 19/9/2018./.
PV
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh