Kinh tế tăng trưởng, chính sách an sinh xã hội triển khai hiệu quả
08/11/2024 09:50 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 đạt kết quả đáng ghi nhận như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp...
Ngoài ra, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả…
Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/10 (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, đáng chú ý nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 10 tháng ước đạt 19,58 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.
Kinh tế - xã hội 10 tháng đạt nhiều kết quả tích cực. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 10 tháng qua có 124 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 429,9 triệu USD, tăng 71,2% so với cùng kỳ năm trước; có 21 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 43,2 triệu USD, giảm 75,1%.
Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 473,1 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với đầu tư trong nước, từ đầu năm đến nay, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 10 ước đạt 68,4 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 93,97 tỷ USD, tăng 20,7%, chiếm 28,0% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 241,62 tỷ USD, tăng 12,8%, chiếm 72,0%.
Nhóm hàng công nghiệp chế biến sơ bộ đạt 295,23 tỷ USD, chiếm 88% cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 312,28 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 113,58 tỷ USD, tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 198,7 tỷ USD, tăng 15,8%. Nhóm hàng tư liệu sản xuất sơ bộ đạt 292,57 tỷ USD, chiếm 93,7% cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu.
Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 1,99 tỷ USD trong tháng 10 và xuất siêu 23,31 tỷ USD trong 10 tháng.
Tổng cục Tahống kê cũng cho biết, nhu cầu tiêu dùng nội địa trong 10 tháng qua tăng mạnh đã thúc đẩy sự tăng trưởng của nhóm ngành dịch vụ và bán lẻ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 10 ước đạt 545,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu đến từ nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 12,0% và nhóm phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 21,4%.
Tính chung 10 tháng, người tiêu dùng trong nước đã "mạnh tay" chi tiêu xấp xỉ 5,25 triệu nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,8%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,6% (cùng kỳ năm 2023 tăng 7,3%).
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt gần 4,05 triệu tỷ đồng, chiếm 77,2% tổng mức và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,7%, phản ánh nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng.
Đặc biệt, dữ liệu thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của các ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong 10 tháng ước đạt 602,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng mức và tăng 12,5%.
Doanh thu du lịch lữ hành cũng tăng ấn tượng đạt 50,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả trên cho thấy sức hút ngày càng lớn của các điểm đến trong nước. Đồng thời, sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch phản ánh sự tin tưởng của du khách đối với nền kinh tế và các dịch vụ du lịch.
Các dữ liệu từ báo cáo cũng chỉ ra các nhóm hàng đồ dùng gia đình, may mặc, vật phẩm văn hoá, giáo dục đều có mức tăng trưởng về bán lẻ là đáng kể. Ngoài ra, sự tăng trưởng này ở các địa phương tương đối đồng đều. Đặc biệt là Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Cần Thơ, Đà Nẵng. Khánh Hòa có mức tăng trưởng nổi bật trong doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch đồng thời thể hiện rõ tiềm năng phát triển.
Qua báo cáo, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nhóm ngành c
ho thấy sức phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ tận dụng để mở rộng thị phần và tăng trưởng lợi nhuận.
Bên cạnh những điểm sáng trên, “bức tranh kinh tế" tháng 10 và 10 tháng cũng ghi nhận kết quả nổi bật đến từ một số lĩnh vực khác. Đơn cử như khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10 tăng cao, đạt 1,42 triệu lượt người, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 10 tháng, khách quốc tế đạt hơn 14,1 triệu lượt người, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước; trong tháng 10, lần lượt là 8,8% và 13,2% so với cùng kỳ năm trước.
Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Theo báo cáo từ Bộ LĐ-TB&XH, trong 10 tháng năm nay, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ cho người dân hơn 21,8 nghìn tấn gạo, trong đó: Chính phủ hỗ trợ 10,4 nghìn tấn gạo cứu đói nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn cho 693,4 nghìn nhân khẩu; hỗ trợ hơn 5,9 nghìn tấn gạo cứu đói giáp hạt năm 2024 cho 396,3 nghìn nhân khẩu;
Các địa phương cũng xây dựng kế hoạch, chủ động bố trí ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa để hỗ trợ gần 5 nghìn tấn gạo cho các hộ nghèo, cận nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn.
Thiệt hại do thiên tai trong tháng 10 chủ yếu do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, ngập lụt. Tính chung 10 tháng năm nay, thiên tai làm 525 người chết và mất tích, 2.136 người bị thương; 26,2 nghìn ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng;
5,1 triệu con gia súc, gia cầm bị chết; 90,3 nghìn ha hoa màu và 334,2 nghìn ha lúa bị ngập, hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 78.082,4 tỷ đồng, gấp hơn 21,2 lần cùng kỳ năm 2023.
*** Số doanh nghiệp thành lập mới và “hồi sinh” tăng 9,1%
Tính riêng trong tháng 10, cả nước có gần 14.200 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 26,5% so với tháng trước. Đồng thời, cũng trong tháng, gần 8.700 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 33,5% so với tháng trước và tăng 53,7% so với năm trước; 5.424 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 26,8% so với tháng trước.
Tính chung 10 tháng, cả nước có hơn 202.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân một tháng có hơn 20.200 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Theo Báo Lao động và Xã hội số 135
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
Bản tin Audio số 46 - Tuần 2 tháng 1/2025
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?