Chính phủ họp Phiên thường kỳ tháng 7 năm 2024
05/08/2024 01:55 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 5/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp Phiên thường kỳ tháng 7 năm 2024 để thảo luận, cho ý kiến đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024.
Đánh giá tình hình và yêu cầu thảo luận các nội dung phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trong tháng 7, nhìn chung tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với việc biến động chính trị, cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn, xung đột leo thang; kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và thiếu vững chắc với giá đôla Mỹ, giá vàng tăng cao; giá dầu thô, hàng hóa cơ bản, dịch vụ vận tải biến động mạnh; lạm phát chưa về mức mục tiêu tại nhiều quốc gia; FED chưa cắt giảm lãi suất; các vấn đề già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, thiên tai, thời tiết cực đoan, dịch bệnh tác động nặng nề; đặc biệt, thế giới đã trải qua những ngày nóng nhất lịch sử trong tháng 7.
Theo Thủ tướng, ở trong nước thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, độ mở cao, quy mô còn khiêm tốn, sức chống chịu có hạn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp Ảnh: VGP
Trong bối cảnh đó, nhờ nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 tiếp tục xu hướng tích cực, đạt kết quả tốt hơn tháng 6, tính chung 7 tháng tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực; tăng trưởng được thúc đẩy ở cả 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư; 63/63 tỉnh, thành chỉ số phát triển công nghiệp tăng; các lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực; nhiều vấn đề tồn đọng được tập trung tháo gỡ; an sinh xã hội được bảo đảm; các lĩnh vực văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, đào tạo được quan tâm phát triển và có nhiều kết quả tốt; tiếp tục xây dựng nền hành chính liêm chính, vì nhân dân phục vụ; chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đối ngoại được đẩy mạnh; uy tín, vị thế đất nước tiếp tục được nâng lên. “Trong tháng 7, chúng ta dành nguồn lực lớn để tăng lương cơ sở, song lạm phát tăng không đáng kể”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Chính phủ cho rằng, có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương; sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp; sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đặc biệt, công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ và các cấp, các ngành, địa phương về cơ bản có kinh nghiệm hơn, chủ động, linh hoạt, phù hợp, sát thực tiễn hơn.
Thủ tướng cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được là cơ bản, vẫn còn những hạn chế, bất cập và khó khăn, thách thức như: sức ép chỉ đạo điều hành còn cao, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tỷ giá; tình hình sản xuất, kinh doanh một số lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn cao; an ninh, trật tự tiềm ẩn rủi ro; kỷ luật, kỷ cương có lúc có nơi còn chưa nghiêm, tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, né tránh trách nhiệm…
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đại biểu dự Phiên họp tập trung đánh giá kỹ lưỡng tình hình triển khai các nhiệm vụ trong tháng 7 và 7 tháng; xác định rõ những việc đã làm được, những việc gì còn tồn tại, cần tiếp tục triển khai quyết liệt hơn để xử lý dứt điểm trong tháng 8 và thời gian tới.
Toàn cảnh phiên họp
Trong đó, thảo luận xác định rõ đâu là những mặt được, chưa được, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; những cách làm hay, sáng tạo, đột phá, hiệu quả trong thực tiễn; đánh giá, nhận định về tìnhhình tháng 8 và thời gian tới để đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra; đề xuất những cơ chế, chính sách, giải pháp để thực hiện mục tiêu; việc tổ chức thực hiện thật tốt những Luật vừa ban hành, nhất là các luật về đất đai, nhà ở; thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới. Đặc biệt, hoàn thiện các chương trình, đề án trình Trung ương; chuẩn bị tốt phục vụ Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội XV, với phương châm phân công phải “rõ người, rõ việc, rõ nhiệm vụ, rõ thời hạn, rõ kết quả; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; thi đua, khen thưởng, kỷ luật kịp thời”.
Các lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực. Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 7 tăng 11,2% so với cùng kỳ, tính chung 07 tháng tăng 8,5%. Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực. Khu vực dịch vụ duy trì đà tăng khá; khách quốc tế đến 7 tháng đạt gần 10 triệu lượt người, tăng 51% so với cùng kỳ. Trong tháng, có 14.735 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, 8.201 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; tính chung 7 tháng, có 139,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, cao hơn số rút lui khỏi thị trường. Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá tích cực đối với kết quả đạt được và triển vọng của kinh tế Việt Nam trong năm 2024.
Thắng Trần
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?