ĐBQH cho ý kiến về mở rộng diện bao phủ người tham gia BHXH bắt buộc
23/10/2023 03:52 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tại Kỳ họp thứ 6 khai mạc sáng ngày 23/10/2023 sẽ cho ý kiến lần đầu đối với Dự án Luật BHXH (sửa đổi). Quan tâm tới quy định về mở rộng đối tượng tham gia BHXH, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, cần thiết kế các gói BHXH linh hoạt phù hợp với từng đối tượng đồng thời đảm bảo tính khả thi của quy định.
Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) dự kiến được kết cấu gồm 10 Chương và 136 Điều. Một trong những điểm mới của Dự thảo luật lần này là quy định về mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Theo đó, Dự thảo Luật bổ sung 5 nhóm tham gia BHXH bắt buộc gồm: Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh); người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyển trách ở cấp xã; người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành HTX không hưởng tiền lương; NLĐ làm việc không trọn thời gian (NLĐ làm việc theo chế độ linh hoạt); trường hợp không giao kết HĐLĐ hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019. Dự kiến, tổng số người được mở rộng có cơ hội tham gia khoảng 3 triệu người.
TS.Phạm Minh Huân- nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Ảnh: BLĐ
Quan tâm tới quy định tại Dự thảo, TS.Phạm Minh Huân- nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, hiện tại mới có 17,50 triệu người, chiếm 38% số người trong lực lượng lao động tham gia BHXH còn 62,5% số người trong độ tuổi lao động chưa tham gia. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1/6/2012 cũng đã đặt ra chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện và đến Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 cũng tiếp tục đặt chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên, việc mở rộng đối tượng tham gia thời gian qua gặp nhiều thách thức do sự phát triển của thị trường lao động, chuyển dịch lao động từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức trong thời gian vừa qua bị ảnh hưởng do tác động của chiến tranh, dịch bệnh, sự hồi phục của các nền kinh tế lớn chậm, sự cạnh tranh giữa các nước, các khu vực có xu hướng ngày càng tăng; số người lĩnh BHXH một lần và rời khỏi hệ thống gia tăng mạnh trong các năm gần đây; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường nên cũng làm hạn chế sự phát triển của khu vực chính thức.
Chính vì vậy, TS.Phạm Minh Huân cho rằng, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH là thách thức lớn nhất trong các lần sửa đổi luật gần đây. Do đó, việc sửa đổi bổ sung Luật BHXH lần này phải tập trung các quy định để mở rộng độ bao phủ, tăng nhanh các đối tượng tham gia BHXH. Cụ thể là: các giải pháp để phát triển việc làm khu vực thị trường lao động chính thức để hút lao động phi chính thức sang; đưa một số đối tượng khu vực phi chính thức vào diện tham gia BHXH; hạn chế rút BHXH một lần; nghiên cứu lộ trình, chính sách đưa lao động khu vực phi chính thức vào diện tham gia BHXH. “Dự thảo đưa 3 nhóm đối tượng là hộ kinh doanh; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố và người quản lý doanh nghiệp, người điều hành HTX không hưởng lương tham gia BHXH bắt buộc là những quy định hợp lý phù hợp với điều kiện thực tiễn. Tuy nhiên, khi thực hiện cũng sẽ có khó khăn nhưng vì mục tiêu mở rộng độ bao phủ nên cần có kế hoạch, lộ trình, giải pháp để tổ chức thực hiện và phải kiên quyết thực hiện cho bằng được. Ngoài các đối tượng nêu trên, cũng cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm các nước để tiếp tục đưa dần số đối tượng còn lại tham gia BHXH hoặc thiết kế các gói BHXH phù hợp với khu vực này”- ông Huân khẳng định.
TS.Bùi Sỹ Lợi- nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội.
Chia sẻ quan điểm về nội dung này, TS.Bùi Sỹ Lợi- nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, mục tiêu của NQ 28/TW là mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tiến tới BHXH toàn dân do đó việc quy định đối tượng phải linh hoạt. Trong đó, phải quan tâm khuyến khích và có chính sách để 02 nhóm hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh phải đăng ký hộ kinh doanh và Hộ không phải đăng ký hộ kinh doanh; trong đó, đặc thù của hộ không phải đăng ký kinh doanh là các hộ hoạt động nhỏ lẻ, không ổn định, có thu nhập thấp. “Theo số liệu thống kê, có khoảng trên 5 triệu hộ kinh doanh, trong đó có gần 2 triệu hộ có đăng ký kinh doanh. Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 thì chủ hộ kinh doanh không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, lần này quan điểm bổ sung nhóm hộ có đăng ký kinh doanh là hợp lý, nhưng nên quy định tham gia BHXH bắt buộc theo hộ kinh doanh tương tự như BHYT hộ gia đình bắt buộc và nên có chính sách khuyến khích hỗ trợ như đã thực hiện BHYT hộ gia đình theo lũy tiến. Cần hỗ trợ nhóm hộ chưa đăng ký kinh doanh để họ cũng tham gia BHXH tự nguyện theo các thành viên của hộ kinh doanh và từng bước chuyển sang hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và tham gia BHXH bắt buộc (lưu ý cả 2 nhóm hộ này đều bao gồm tất cả NLĐ tham gia làm công ăn lương trong hộ kinh doanh). Đây là giải pháp rất quan trọng để đẩy nhanh độ bao phủ BHXH toàn dân”- ông Lợi phân tích.
PV
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
12 BHXH tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ: Đạt nhiều kết ...
BHXH các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc quyết tâm hoàn ...
Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, xây dựng kịch bản linh ...
Đẩy mạnh các phong trào thi đua, quyết tâm hoàn thành các ...
Công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2024 của BHXH Việt ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?