Phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công
31/08/2023 10:59 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 30/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm các thương binh, bệnh binh đang điều trị tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan (xã Đồng Phong, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023). Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 quy hoạch trên cơ sở hiện trạng, đảm bảo phát triển hệ thống cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng phù hợp, đủ quy mô, năng lực, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng, tạo thuận lợi để người có công được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc toàn diện về thể chất và tinh thần; là cơ sở để xây dựng lộ trình và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn trên địa bàn cả nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về ưu đãi người có công đảm bảo khách quan, khoa học, minh bạch và hiệu quả.
Về định hướng phát triển, Quy hoạch nêu rõ mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng gồm 70 cơ sở công lập với quy mô khoảng 7.400 giường.
Cụ thể, theo phân cấp quản lý, các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng được chia thành: Cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với các mạng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý; cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng do cấp tỉnh quản lý.
Theo mô hình hoạt động, các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng được phân bố theo 03 mô hình: Mô hình điều dưỡng người có công; mô hình nuôi dưỡng người có công; mô hình nuôi dưỡng kết hợp điều dưỡng người có công.
Theo quy mô, chức năng phục vụ, trong các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng có 10 cơ sở có tính chất vùng, thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ điều dưỡng, nuôi dưỡng ở phạm vi vùng.
Mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn 2050, hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng gồm 70 cơ sở được phân bổ theo các vùng kinh tế - xã hội: Vùng trung du và miền núi phía Bắc có 14 cơ sở tại 13 địa phương; Vùng đồng bằng sông Hồng có 20 cơ sở tại 11 địa phương; Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 18 cơ sở tại 14 địa phương; Vùng Tây Nguyên có 3 cơ sở tại 3 địa phương; Vùng Đông Nam Bộ có 5 cơ sở tại 3 địa phương; Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 10 cơ sở do địa phương quản lý.
Đến năm 2025, hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng có khoảng 2.300 cán bộ, nhân viên và đến năm 2030, dự kiến có khoảng 2.500 cán bộ nhân viên.
Về chất lượng: Đội ngũ cán bộ, nhân viên trong các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng được đào tạo cơ bản và có kinh nghiệm trong hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đến năm 2025, có ít nhất 30% được đào tạo ở trình độ đại học trở lên, 55% được đào tạo trong các ngành y, dược và công tác xã hội. Đến năm 2030, có ít nhất 60% đội ngũ cán bộ được đào tạo ở trình độ đại học trở lên, ít nhất 55% được đào tạo trong các ngành y, dược và công tác xã hội.
PV (Theo TTXVN)
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính năm ...
BHXH Việt Nam tổng kết công tác Chuyển đổi số, ...
BHXH tỉnh Vĩnh Phúc quyết tâm “về đích” các chỉ tiêu, nhiệm ...
BHXH tỉnh Yên Bái: Hoàn thành 95% chỉ tiêu bao phủ BHYT năm ...
Bản tin Audio số 43 - Tuần 4 tháng 12/2024
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?