Bộ Y tế: Hướng dẫn giải quyết một số vướng mắc KCB BHYT
02/07/2017 09:21 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 27/6, Bộ Y tế ban hành Thông tư 3639/BYT-KCB hướng dẫn giải quyết một số vướng mắc KCB BHYT liên quan đến thực hiện quy định của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
Công văn nêu rõ, ngày 01/07/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2016/NĐ-CP, quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Để thực hiện Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Y tế hướng dẫn Sở Y tế thực hiện một số nội dung:
Về việc cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ:
Trước vướng mắc, Sở Y tế một số tỉnh, thành phố cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng theo hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP (trước đây là Nghị định số 87/2011/NĐ-CP) hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động như: Trung tâm nội tiết có giường bệnh, Trung tâm y tế quân - dân y có giường bệnh ...
Theo quy định tại khoản 16 Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: “Trung tâm y tế có chức năng khám bệnh, chữa bệnh thì cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức tương đương với bệnh viện đa khoa hoặc phòng khám đa khoa”; quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 ,Quy định đăng ký KCB BHYT ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT, điều kiện của cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu: “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 3 Thông tư này nếu chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì phải có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo đảm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu, cung ứng, cấp phát thuốc trong phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh”.
Bộ Y tế hướng dẫn: Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động trước ngày Nghị định 109/2016/NĐ-CP có hiệu lực nhưng không phải là hình thức tổ chức được quy định trong Nghị định 109/2016/NĐ-CP (ví dụ: Trung tâm nội tiết có giường bệnh,…) thì đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với BHXH tiếp tục ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này. Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương thẩm định để cấp lại Giấy phép hoạt động cho các cơ sở này theo đúng quy định tại khoản 16 Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và hoàn thành trước ngày 30/8/2017.
Về việc đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với các giảng viên tại các bệnh viện thuộc các trường đại học y:
Hiện nay, một số trường đại học y có mời các bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện công lập về giảng dạy cho sinh viên của trường, trong đó có việc giảng dạy thực hành tại các bệnh viện của trường. Các bác sĩ này đã được sự đồng ý của giám đốc bệnh viện nơi công tác về việc tham gia giảng dạy tại trường đại học y (có văn bản mời của trường, văn bản đồng ý của bệnh viện nơi bác sĩ công tác, không có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn hay chuyển giao kỹ thuật). Hiện tại các bác sĩ này tham gia thực hiện các dịch vụ kỹ thuật (phẫu thuật...) tại bệnh viện của trường nhưng không đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở này là chưa đúng quy định của Điều 12 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 109/2016/NĐ-CP “Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động, nếu có thay đổi về nhân sự thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận văn bản đăng ký hành nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 14”; Khoản 8, Điều 12 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở KCB: “Người hành nghề đã đăng ký hành nghề ở một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ luân phiên người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc thực hiện kỹ thuật chuyên môn hợp đồng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải đăng ký hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này”.
Bộ Y tế đề nghị Bệnh viện thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề đối với các giảng viên tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở bệnh viện của trường theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Đối với các trường hợp giảng viên đã có công văn của trường đại học và văn bản đồng ý tiếp nhận giảng viên của bệnh viện, đề nghị BHXH Việt Nam thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với các giảng viên này. Bệnh viện của các trường đại học phải hoàn thành việc hiện đăng ký hành nghề đối với người hành nghề là các giảng viên tham gia khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 30/7/2017.
Ký và kết luận kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh:
Về nội dung, thẩm quyền người ký và kết luận vướng mắc trong đọc kết quả X-quang, chẩn đoán hình ảnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Mục 17 - Quy chế công tác khoa xét nghiệm, quy định: “Trưởng khoa xét nghiệm phải kiểm tra lại kết quả xét nghiệm và ký trước khi trả kết quả cho khoa điều trị; bệnh phẩm còn lại chỉ được hủy sau khi trưởng khoa đã kí duyệt”. Mục 57 - Quyền hạn của Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh: “Đọc kết quả chẩn đoán, kí phiếu trả kết quả trong phạm vi được phân công”.
Theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Đối với khoa xét nghiệm: Tại Điểm đ, Khoản 5, Điều 23 đã quy định: “Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm kết luận chẩn đoán”.; Đối với khoa chẩn đoán hình ảnh: Tại Điểm e, Khoản 5, Điều 23 đã quy định: "Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán nhưng không được kết luận chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh kết luận chẩn đoán”.
Bộ Y tế hướng đề nghị triển khai thực hiện quy định tại Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể: Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm kết luận chẩn đoán (theo quy định tại Điểm đ, Khoản 5, Điều 23 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP); Trường hợp bệnh viện không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh kết luận chẩn đoán (theo quy định tại Điểm e, Khoản 5, Điều 23 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP).
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày ...
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
(Video) BHXH Việt Nam chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?