Hội nghị thông tin chuyên đề công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
27/08/2024 02:39 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 27/8, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giáo dục liêm chính và quán triệt, triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương chủ trì Hội nghị.
Hội nghị được kết nối trực tuyến với 239 điểm cầu, có 30.305 đảng viên tham dự.
Dự hội nghị tại điểm cầu BHXH Việt Nam có đồng chí Vũ Quốc Tuấn, Phó Bí thư Đảng uỷ cơ quan cùng toàn thể đảng viên trong Đảng bộ cơ quan.
Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phát biểu tại Hội nghị.
“Đột phá" trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Tại hội nghị, TS Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Địa phương I, Ban Nội chính Trung ương đã trình bày chuyên đề "Một số kết quả nổi bật trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Công tác giáo dục liêm chính để phòng chống tham nhũng, tiêu cực".
Báo cáo chuyên đề nhấn mạnh, thời gian qua, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực được lãnh đạo, chỉ đạo ráo riết, quyết liệt, có bước đột phá, toàn diện, rõ rệt, đạt nhiều kết quả rất quan trọng. Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Theo đồng chí Nguyễn Xuân Trường, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng đạt những kết quả đáng ghi nhận, đó là chúng ta đã phát hiện, xử lý nhanh chóng, kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Công tác này được tập trung quyết liệt, kết hợp giữa xử lý hành chính, kỷ luật của Đảng, của Nhà nước, của đoàn thể với xử lý hình sự, nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.
"Đây là bước đột phá" trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, đồng chí Nguyễn Xuân Trường nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng, hoàn thiên thể chế của Đảng, Nhà nước về xây dựng Đảng, quản lý kinh tế- xã hội và phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng, tiêu cực".
Song song với đó là công tác cán bộ được chú trọng; cải cách hành chính, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ và các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực đạt kết quả tích cực.
Công tác giám định, định giá tài sản, thu hồ tài sản tham nhũng được quan tâm chỉ đạo, đạt kết quả tích cực.
Ngoài ra là tăng cường, mở rộng hoạt động phòng chống tham nhũng, tiêu cực ra khu vực ngoài Nhà nước. Chú trọng kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng phòng chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng.
Đặc biệt là công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đổi mới, tăng cường, góp phần nâng cao nhận thức và tạo đồng thuận cao trong xã hội.
Tại hội nghị, Báo cáo chuyên đề cũng nêu 7 vấn đề đặt ra đối với công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới, như: Phòng chống tham nhũng, tiêu cực với phương châm phòng ngừa từ xa, từ sớm, cả gốc lẫn ngọn; kiên trì xây dựng văn hoá liêm chính, đẩy mạnh giáo dục liêm chính; đề cao sự gương mẫu, quyết liệt, "nói đi đôi với làm" và "làm đi đôi với nói", "đã nói là làm" của người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện thể chế để "không thể tham nhũng, tiêu cực".
Đồng thời nhanh chóng phát hiện, xử lý nghiêm minh, đồng bộ các hành vi tham nhũng, tiêu cực, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không chịu tác động không trong sáng của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào; đẩy mạnh kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng ngay trong các cơ quan có chức năng chống tham nhũng; kiểm soát xung đột lợi ích. Khắc phục những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai; siết chặt kỷ luật, giám sát cán bộ, đảng viên.
Tại hội nghị, đồng chí Đặng Hữu Ngọ, Vụ trưởng Vụ Dân vận các cơ quan Nhà nước, Ban Dân vận Trung ương quán triệt Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được Quốc hội khoá XV thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 10/11/2022. Luật quy định nội dung, cách thức thực hiện và phát huy dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa ụ của cán bộ, công hức, viên chức và người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bên cạnh đó, luật đã cụ thể hoá đầy đủ phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát dân thụ hưởng".
Theo đồng chí Đặng Hữu Ngọ, việc thực hành dân chủ ở cơ sở cũng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực hành phòng chống tham nhũng, tiêu cực, giúp công tác này đi vào thực chất, quyết liệt và hiệu quả hơn.
Đồng thời chính việc thúc đẩy sự tự giác, thống nhất cao về nhận thức và hành động về phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Thúc đẩy sự tự giác, thống nhất cao về nhận thức và hành động phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức Đảng, đảng viên
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, trong thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Do đó, các cấp ủy trong Đảng bộ Khối cần tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền sâu rộng các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sự nguy hại của tham nhũng, tiêu cực; thúc đẩy sự tự giác, thống nhất cao về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, nêu cao tinh thần gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiên trì, thường xuyên giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết, trung thực, xây dựng văn hóa, tiết kiệm, chống lãng phí trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động.
Tại điểm cầu BHXH Việt Nam
Khái quát nội dung chính của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đồng chí Bí thư Đảng ủy Khối nêu rõ, Luật quy định về nội dung, cách thức thực hiện, phát huy dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Luật đã cụ thể hóa đầy đủ phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
Trên cơ sở các nội dung quán triệt tại Hội nghị, đồng chí Bí thư Đảng ủy Khối đề nghị các cấp ủy, tổ chức Đảng trong toàn Đảng bộ quán triệt, thông tin đầy đủ đến cán bộ, đảng viên nhằm giúp cán bộ, đảng viên nắm bắt kịp thời, hiểu đúng, đầy đủ và tham gia thực hiện hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giáo dục liêm chính, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định về phòng ngừa tham nhũng; thực hiện nghiêm việc công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; công khai, minh bạch về tài chính, tài sản cơ quan hằng năm theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Văn Thể yêu cầu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức Đảng, đảng viên trong việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; đề cao trách nhiệm của cấp ủy, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tính tiền phong gương mẫu và quyết tâm chính trị cao của tổ chức Đảng và đảng viên trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng văn hóa công vụ đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức người lao động. Trong đó tập trung vào giáo dục liêm chính góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đảng viên, người lao động, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động vừa hồng, vừa chuyên, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh. Việc thực hiện phòng, chống, tham nhũng, tiêu cực, giáo dục liêm chính, thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên; thường xuyên thực hiện "tự soi", "tự sửa"; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt với phương châm "lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực", "lấy cái đẹp dẹp cái xấu"; tập trung các giải pháp phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
TT
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Bản tin Audio số 39 - Tuần 4 tháng 11/2024
Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày ...
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
(Video) BHXH Việt Nam chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?