Kết nối chia sẻ dữ liệu giữa BHXH Việt Nam và Kiểm toán Nhà nước: Lợi ích thiết thực

25/03/2020 04:17 PM


Ngày 25/3, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi làm việc giữa BHXH Việt Nam và Kiểm toán Nhà nước (KTNN) về dự thảo Quy chế phối hợp trao đổi thông tin, kết nối chia sẻ dữ liệu giữa hai cơ quan. Buổi làm việc diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn và Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh, tham dự buổi làm việc còn có đại diện các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và cơ quan KTNN.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn khẳng định, BHXH Việt Nam rất quan tâm đến nội dung xây dựng quy chế trao đổi thông tin giữa hai quan. Hiện nay, các đơn vị nghiệp vụ của BHXH Việt Nam như: Trung tâm CNTT, Vụ Pháp chế, Trung tâm Giám định Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc…đang nhanh chóng xây dựng kế hoạch, triển khai phổi hợp, trao đổi với các đơn vị nghiệp vụ liên quan của KTNN để tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc còn sót lại nhằm sớm hoàn thiện dự thảo Quy chế trao đổi thông tin để BHXH Việt Nam KTNN cùng ký ban hành.

Sau khi nghe báo cáo từ các đơn vị nghiệp vụ của hai bên, Phó Tổng KTNN Đặng Thế Vinh cho rằng, hiện nay, còn tồn tại một số vướng mắc trong triển khai thực hiện liên quan đến một số nội dung, dữ liệu KTNN cần BHXH Việt Nam chia sẻ lại nằm trong Danh mục bí mật nhà nước mức độ Mật, được quy định theo Quyết định số 109/2005/QĐ-BCA ngày 1/2/2005 về Danh mục bí mật nhà nước của BHXH Việt Nam. Vì vậy, KTNN mong muốn cùng BHXH Việt Nam tháo gỡ các vướng mắc để hai bên có thể chính thức thực hiện chia sẻ dữ liệu điện tử.

Để ứng dụng CNTT trong việc đẩy nhanh quá trình kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương  kiểm toán, quyết toán NSNN, đảm bảo thời gian để Quốc hội phê chuẩn quyết toán năm 2019; phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 các năm tiếp theo. Từ năm 2019, KTNN đã phối hợp với các Bộ, Ngành địa phương khảo sát thu thập thông tin thử ngiệm tích hợp, trao đổi dữ liệu giữa KTNN với các Bộ, Ngành địa phương. Quá trình thí điểm đã đem lại nhiều kết quả tích cực trong các hoạt động KTNN hoạt động của các Bộ, Ngành, địa phương.

Việc thông qua Quy chế trao đổi thông tin sẽ giúp cho các hoạt động chuyên môn được diễn ra quy củ, chặt chẽ hơn giữa hai ngành. Phó Tổng KTNN cũng đề nghị sớm ký kết quy chế, bên cạnh đó cần nghiên cứu, đưa lộ trình thực hiện, có điều khoản sửa đổi, bổ sung quy chế trong quá trình thực hiện, giúp đảm bảo chất lượng thực hiện được tốt hơn. Đây là lợi ích chung, sử dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hai bên” – ông Vinh nhấn mạnh.

Toàn cảnh buổi làm việc

Theo nội dung dự thảo Quy chế trao đổi thông tin giữa BHXH Việt Nam KTNN, BHXH Việt Nam sẽ cung cấp các nội dung liên quan đến báo cáo tài chính quỹ Bảo hiểm theo quy định hiện hành; báo cáo nghiệp vụ quỹ Bảo hiểm; tình hình thanh toán bảo hiểm, hỗ trợ từ BHXH và xử lý chậm đóng BHXH. Về phía KTNN sẽ cung cấp thông tin gồm: tình hình sai phạm tại các đơn vị Bảo hiểm được kiểm toán; Kiến nghị xử lý tài chính và các nội dung khác của KTNN đối với các sai phạm đã phát hiện tại các cơ quan BHXH được kiểm toán; các sai phạm KTNN đã phát hiện tại các đơn vị khác có liên quan đến thu chi, quyết toán quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Việc trao đổi, cung cấp thông tin do BHXH Việt Nam, KTNN; cơ quan BHXH tại địa phương và cơ quan KTNN chuyên ngành. 

KTNN và BHXH Việt Nam sẽ đăng ký và thống nhất danh sách địa chỉ mail phục vụ trao đổi thông tin giữa 2 cơ quan từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo tính bảo mật thông tin. Ngoài ra, hai cơ quan sẽ trao đổi thông tin qua hệ thống kết nối tự động, phát triển hệ thống dữ liệu tập trung, phối hợp kết nối, trao đổi thông tin. Bên cạnh đó, trao đổi thông tin trực tiếp qua văn bản, tài liệu và bảng dữ liệu được định dạng theo các biểu mẫu, việc trao đổi sử dụng địa chỉ email nội bộ.

Việc chia sẻ kết nối thông tin được đánh giá sẽ đem lại rất nhiều hiệu quả, lợi ích cho KTNN BHXH Việt Nam, như: Từ dữ liệu được kết nối, chia sẻ từ BHXH Việt Nam, KTNN thể nhanh chóng xác định rủi ro trọng yếu khi thực hiện kiểm toán các đơn vị kết nối với hệ thống của BHXH Việt Nam theo các lĩnh vực như: Các BV thực hiện KCB BHYT; các tổ chức, DN, tập đoàn tham gia BHXH bắt buộc. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện kiểm toán tại các đơn vị, KTNN thể yêu cầu, kiến nghị các đơn vị tuân thủ đầy đủ chính sách về BHXH, BHYT,BH thất nghiệp của BHXH Việt Nam. Từ đó, giúp mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; đồng thời giảm nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, góp phần đảm bảo an sinh hội. Ngoài ra, với dữ liệu của BHXH Việt Nam cung cấp, trong quá trình kiếm toán, các đơn vị thực hiện KCB BHYT, KTNN cũng thể đồng hành cùng BHXH Việt Nam trong việc xử các sai phạm, hạn chế tình trạng lạm dụngtrục lợi quỹ BHYT.

 

PV