Phân tích nhóm lao động phi chính thức để có chính sách hỗ trợ tham gia BHXH
05/11/2024 09:45 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội và NSNN sáng 4/11, ĐB Nguyễn Thị Thu Thủy (Bình Định) đề nghị Chính phủ đánh giá lao động phi chính thức để có chính sách hỗ trợ phù hợp hỗ trợ nhóm này tham gia BHXH, BHYT…
Vừa qua, BCĐ Thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị trực tuyến Đánh giá tình hình công tác 8 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024. Dự và chủ trì Hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh; BCĐ các huyện tại các điểm cầu địa phương.
Báo cáo của BCĐ cho thấy, thời gian qua, thành viên BCĐ các cấp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình đã tăng cường công tác tham mưu và phối hợp triển khai thực hiện công tác BHXH, BHYT. Tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐND ngày 26/01/2024 quy định chức danh chế độ hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 10/2024/NQ-HĐND, ngày 17/6/2024 quy định mức hỗ trợ, bồi dưỡng, chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ tiền đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo và hỗ trợ tiền đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình thoát nghèo và đồng thời thoát cận nghèo. Phối hợp cung cấp số liệu chậm đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của doanh nghiệp yêu cầu công đoàn cơ sở các cấp làm việc với các chủ SDLĐ chuyển nộp tiền đóng BHXH, BHYT cho NLĐ.
UBND các huyện đã xây dựng Kế hoạch phát triển người tham gia BHXH, BHYT năm 2024; đồng thời, ban hành Quyết định giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT năm 2024 cho UBND cấp xã, làm cơ sở cho các phòng, ban và UBND cấp xã triển khai thực hiện công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT. Tham mưu ban hành văn bản về việc tăng cường đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT khi đi KCB và triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trên nền CSDL quốc gia về dân cư... Qua đó, công tác thực hiện chính sách BHXH, BHYT 8 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả nhất định.
Tính đến thời điểm hiện tại, BHXH tỉnh đã phối hợp với các đơn vị tổ chức 167 hội nghị khách hàng; 1.325 cuộc truyền thông nhóm nhỏ để truyền thông về chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện 165 tin, bài, phóng sự tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Số người tham gia BHXH bắt buộc là 128.145 người, chiếm tỷ lệ 21,45% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia BHXH tự nguyện là 18.874 người, chiếm tỷ lệ 3,16% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người tham gia BHYT là 1.159.855 người, chiếm tỷ lệ 99,06% so với dân số toàn tỉnh. Tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp là 314.517 triệu đồng, chiếm 7,84% kế hoạch giao thu. Tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH, BH thất nghiệp là 2.291.343 triệu đồng; đã thanh toán chi phí BHYT với số tiền ước tính là 1.885.743 triệu đồng/1.646.284 lượt người KCB.
Thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT theo kế hoạch tại 68 đơn vị SDLĐ và thanh tra đột xuất tại 27 đơn vị. Kiểm tra 17 đơn vị SDLĐ; 06 cơ sở KCB BHYT; 01 Tổ chức dịch vụ thu và 02 BHXH cấp huyện. Tích cực triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ. Đẩy mạnh liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả quản lý người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Đã xác thực đồng bộ cơ sở dữ liệu Người tham gia BHXH, BHYT đúng với CSDLQG về dân cư đạt tỷ lệ 99,26%. 100% cơ sở KCB BHYT trên toàn tỉnh thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD với 766.085 lượt tra cứu, trong đó có 699.466 lượt tra cứu thành công phục vụ KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp...
Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo BHXH tỉnh cũng thẳng thắn chia sẻ những tồn tại, hạn chế trong thực hiện công tác BHXH, BHYT, BH thất nghiệp 8 tháng đầu năm để các thành viên BCĐ các cấp thảo luận, đề xuất giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Cụ thể, độ bao phủ BHYT so với dân số đạt trên 99% nhưng chưa mang tính bền vững. Tốc độ bao phủ tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh còn chậm; số người tham gia BHXH bắt buộc tỷ lệ tăng không cao. Hiện nay, vẫn còn 2.113/3.490 DN chậm đóng BHXH, BHYT. Công tác kiểm soát chi phí KCB BHYT theo dự toán giao hằng năm gặp nhiều khó khăn, thường xuyên có nguy cơ vượt dự toán chi do Thủ tướng Chính phủ và BHXH Việt Nam giao. Số người nhận BHXH vẫn còn cao với 8.817 trường hợp trong 8 tháng đầu năm 2024...
Hội nghị tập trung thảo luận, đánh giá sâu những kết quả công tác thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp 8 tháng đầu năm, những khó khăn vướng mắc ở các điểm cầu địa phương, những bài học kinh nghiệm được rút ra, đồng thời đề xuất những giải pháp thiết thực để triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024 sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình- Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ tỉnh ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của các cơ quan, đơn vị đã tích cực, chủ động tham mưu tổ chức thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Đồng thời, nhấn mạnh chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhất là trong thời điểm Huế đang chuẩn bị mọi nguồn lực để lên thành phố trực thuộc Trung ương. Điều này được thể hiện rõ trong việc kiện toàn BCĐ thực hiện chính sách BHXH các cấp, trong đó đích thân đồng chí Chủ tịch là Trưởng BCĐ.
Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ tỉnh yêu cầu thành viên BCĐ các cấp phải tiếp tục phát huy vai trò, phân công trách nhiệm cụ thể trong các quy chế phối hợp để có sự vận hành quy củ, hiệu quả nhất. Công tác BHXH, BHYT, BH thất nghiệp không còn là việc riêng của cơ quan BHXH mà cần có sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị. Song song với việc giao chỉ tiêu cần có các phương án, giải pháp cụ thể để góp phần thực hiện thành công chỉ tiêu được giao. Đồng thời, việc tham mưu cơ chế chính sách hỗ trợ cho các nhóm đối tượng phải đảm bảo đúng quy định, trách chồng chéo. “Cầu phải có giải pháp đảm bảo cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện tối ưu cho các nhân viên thu những người trực tiếp làm công tác BHXH, BHYT tại cơ sở để tạo động lực cho họ thực hiện tốt công tác an sinh xã hội ở địa phương”- ông Bình yêu cầu.
Thống nhất cao kết quả kinh tế- xã hội năm 2024 và các chỉ tiêu, nhóm giải pháp năm 2025, song liên quan đánh giá về lao động phi chính thức, ĐB Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam có khoảng 33 triệu lao động tự do trên tổng số 52 triệu lao động (chiếm hơn 65%) tổng số lao động trong cả nước. Tuy nhiên, có đến 43,9% lao động phi chính thức được xếp vào các nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương. Điều đáng nói, hầu hết lao động phi chính thức không có BHXH (chiếm tới 97,9%), chỉ có 0,2% được đóng BHXH bắt buộc, còn lại 1,9% đóng BHXH tự nguyện.
ĐB Nguyễn Thị Thu Thủy (Bình Định)
Mặc dù có rất nhiều chính sách và giải pháp nhằm góp phần hỗ trợ đối tượng này như: Luật BHXH năm 2024 đã có những quy định ưu việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ như là đối tượng đóng BHXH bắt buộc, đối tượng đóng BHXH tự nguyện, thời gian đóng, hưởng BHXH, trợ cấp hưu trí… qua đó đảm bảo về an sinh xã hội cho NLĐ khi hết tuổi lao động, giảm gánh nặng xã hội. Tuy nhiên, đa phần trong số này chưa tiếp cận được các điều kiện về an sinh xã hội, chưa được ký HĐLĐ, chưa được tham gia BHXH, BHYT. Nguyên nhân do đặc thù lao động phi chính thức, lao động tự do di chuyển liên tục, chỗ ở không ổn định nên nhiều lao động khó có thể đóng BHXH tự nguyện.
Bên cạnh đó, theo Báo cáo của Chính phủ, trong 9 tháng đầu năm 2024, số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 86,9 nghìn doanh nghiệp (tăng 14,7%) so với cùng kỳ năm trước; gần 61,5 nghìn DN tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (tăng 33,4%); 15,4 nghìn DN hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 18,9%) so với năm 2023. Bình quân 1 tháng có 18,2 nghìn DN rút khỏi thị trường. Như vậy tỷ lệ DN rút khỏi thị trường trên số doanh nghiệp tham gia thị trường 9 tháng đầu năm 2024 là 89,7%- cao hơn mức 79,3% của năm 2023. Trong điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi, nhiều DN, nhất là ngành dệt may vẫn đứng trước khó khăn, thiếu lao động do năm 2023 phải thu hẹp sản xuất, lao động về quê hoặc tìm được việc làm mới không quay trở lại. Tình trạng NLĐ làm việc thời gian ngắn rồi xin hưởng BH thất nghiệp đã gây ra biến động lao động, tăng lực lượng lao động phi chính thức.
Qua phân tích ở trên, ĐB Thủy cho rằng trên cơ sở đã có số liệu về lao động phi chính thức cần phải có giải pháp cập nhật, quản lý dữ liệu thông tin về lao động phi chính thức để đưa nhóm đối tượng này vào nhóm đối tượng ưu tiên về chính sách được hưởng trong Luật BHYT (sửa đổi) lần này. Đồng thời, cần đánh giá kỹ hơn số liệu DN thành lập mới cũng như DN xin tạm ngừng hoạt động. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp thực sự hoạt động có phát sinh thuế hằng năm, DN đóng thuế không cao nhưng thu hút số lượng lao động lớn, nhất là ngành dệt may, chế biến nông sản, những người giải quyết các vấn đề xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, cần đề ra các giải pháp cụ thể lao động phi chính thức, nhất là các lao động phi chính thức dịch chuyển tạm thời khi mất việc làm tại thành phố lớn, DN giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động và ngược lại. “Trên cơ sở đó có sự phân tích và có giải pháp cụ thể, cách tiếp cận về lao động phi chính thức cần được thay đổi theo hướng áp dụng các biện pháp, các chính sách hỗ trợ cụ thể, hỗ trợ họ tự nguyện tham gia BHXH và bảo vệ quyền của họ mà không cần phải chuyển vào khu vực kinh tế chính thức”- ĐB Thủy đề nghị.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?