Thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc: Khánh thành 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh từ xa - Ý nghĩa quan trọng
26/09/2020 03:44 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 25/9, Bộ Y tế tổ chức khánh thành 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh từ xa. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và chỉ đạo tại Lễ khánh thành; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng tham dự. Tham dự buổi lễ còn có lãnh đạo một số bộ, ngành trong đó có Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh. Thủ tướng đánh giá, việc kết nối vô cùng ý nghĩa khi thế giới đang bị tấn công bởi dịch Covid-19. Việc khám, chữa bệnh từ xa trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực.
Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng của ngành y tế trong năm 2020, góp phần thực hiện thành công Chương trình Chuyển đổi số quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Nâng cao hiệu quả y tế tuyến cơ sở
Phát biểu khai mạc, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, tập đoàn Viettel để xây dựng và triển khai Đề án Khám, chữa bệnh từ xa. Chỉ trong 2 tháng, đề án đã đạt mốc 1.000 cơ sở y tế được kết nối trực tuyến để thực hiện các hoạt động tư vấn, khám chữa bệnh phục vụ việc chăm sóc sức khỏe của người dân trên mọi miền Tổ quốc.
“Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế, các thầy thuốc, các y bác sỹ, các cán bộ y tế sẽ thực hiện và lan tỏa thông điệp “Chất lượng khám, chữa bệnh vươn cao, vươn xa”, phát huy trí tuệ, tinh thần hỗ trợ, hướng dẫn để triển khai hiệu quả chương trình khám, chữa bệnh từ xa để từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở để phục vụ người dân ngày một tốt hơn”, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói.
Thông qua các hoạt động khám chữa bệnh từ xa được triển khai, năng lực chuyên môn của các bệnh viện tuyến cơ sở sẽ được nâng lên, người dân trên cả nước sẽ được hưởng dịch vụ y tế có chất lượng cao hơn ngay tại tuyến cơ sở, hạn chế việc chuyển tuyến, quá tải, tập trung đông bệnh nhân tại tuyến trên. Trong thời gian ngắn tới đây, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cho ra mắt mạng y tế Việt Nam là nơi tập hợp tất cả các thầy thuốc trên toàn quốc, là diễn đàn để chia sẻ, trao đổi học hỏi lẫn nhau với mục tiêu nâng cao hơn nữa tay nghề để phục vụ nhân dân
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu khai mạc
Sau 2 tháng triển khai kết nối các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là những cơ sở khám chữa bệnh ở các địa phương, thậm chí ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; đã có hơn 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh được kết nối với gần 30 bệnh viện tuyến Trung ương, các bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; nhiều ca bệnh phức tạp đã được các bác sỹ hội chẩn và cứu sống kịp thời không phải lên tuyến trên. Những điểm cầu vùng sâu, vùng xa như Trường Sa, Cô Tô, Mường Nhé…..được kết nối với bệnh viện Trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Huế…
Theo báo cáo của Bộ Y tế, sau 2 tháng triển khai đồng loạt Đề án khám, chữa bệnh từ xa, đã có hơn 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh được kết nối với hơn 20 BV tuyến Trung ương và các BV tuyến cuối của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; Những điểm cầu vùng sâu, vùng xa đã được kết nối như với Trường Sa, Cô Tô, Mường Nhé… Nhiều ca bệnh phức tạp đã được các bác sỹ hội chẩn và cứu sống kịp thời không phải lên tuyến trên. Cụ thể như trường hợp mẹ con sản phụ Trần Thị T. (30 tuổi là giáo viên ở huyện Ba Đồn, Quảng Bình), được cứu sống kịp thời nhờ thực hiện tốt hội chẩn trực tuyến ngày 1/9 giữa BV Hữu nghị Việt Nam- Cu Ba và BV Trung ương Huế thông qua hệ thống Telehealth. Chị T. nhập viện khi thai 35 tuần, dọa sinh non, có hội chứng tăng đông máu, nguy cơ tắc mạch máu rất hiếm gặp ở Việt Nam và trên thế giới. Ca bệnh đặc biệt khác là ca phẫu thuật hỗ trợ trực tuyến ngày 4/9 tại BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Bệnh nam T.V.C. (32 tuổi, Bình Liêu, Quảng Ninh) được phẫu thuật trong tình trạng tràn khí màng phổi tái phát do vỡ kén khí màng phổi, với sự chỉ đạo trực tuyến của các chuyên gia ngoại khoa của BV Hữu nghị Việt Đức thông qua hệ thống y tế từ xa Telemedicine; Ngày 11/9 BV Bạch Mai hỗ trợ BV ĐK Tỉnh Hòa Bình cứu sống bệnh nhân sốc phản vệ, ngừng tim gần 60 phút nhờ khám, chữa bệnh từ xa…
Ngay tại buổi lễ, có 5 điểm cầu được kết nối giữa Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức với các bệnh viện, Trung tâm Y tế ở tuyến dưới để hội chẩn các ca bệnh. Thủ tướng đã gửi lời thăm hỏi, chúc mừng đến y, bác sĩ đang ở các điểm cầu, mong các bác sĩ tuyến trên đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho ca bệnh đang hội chẩn ở tuyến dưới, đặc biệt là bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Cô Tô (Quảng Ninh), nơi cách xa đất liền, đi lại còn nhiều hạn chế, khó khăn.
Cần hoàn thiện hành lang pháp lý khám, chữa bệnh từ xa
Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Bộ Y tế đã cụ thể hóa Chương trình Chuyển đổi số quốc gia qua việc xây dựng và triển khai Đề án khám, chữa bệnh từ xa, một đề án có ý nghĩa nhân văn cao cả hướng đến mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đặc biệt, Thủ tướng cũng đánh giá, việc kết nối vô cùng ý nghĩa khi thế giới đang bị tấn công bởi dịch Covid-19. Việt Nam đã qua 24 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới và là quốc gia khống chế thành công dịch bệnh. Việc khám, chữa bệnh từ xa trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Lễ khánh thành
Với quan điểm chủ đạo của Đề án là chất lượng khám chữa bệnh “vươn cao, vươn xa ”, Thủ tướng mong muốn Bộ Y tế hoàn thành tốt nhiệm vụ khám, chữa bệnh từ xa, chăm sóc sức khoẻ một cách tốt nhất cho người dân. “Tôi tin trong tương lai gần nhiều người bệnh sẽ không phải trực tiếp đi khám, chữa bệnh tại bệnh viện. Cùng với đó, việc nâng cao chất lượng thầy thuốc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình triển khai, thực hiện khám, chữa bệnh từ xa. Từ thành công bước đầu kết nối 1.000 cơ sở y tế khám, chữa bệnh từ xa, Bộ Y tế sẽ phát huy thế mạnh vốn có, ứng dụng công nghệ thông tin để chăm sóc sức khoẻ cho người dân”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh. Thủ tướng cũng bày tỏ hy vọng hệ thống này sẽ mở rộng đến tất cả hơn 14.000 cơ sở y tế trên toàn quốc, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa.
Các đại biểu ấn nút khánh thành 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh từ xa
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian, tới Bộ Y tế cần hoàn thiện hành lang pháp lý khám, chữa bệnh từ xa. UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tích cực phối hợp với các bệnh viện tuyến trên khám, hội chẩn từ xa..
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?