Nâng chuẩn trợ cấp người có công lên 35,7%
22/07/2024 09:04 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung hỏi thăm người có công tỉnh Yên Bái. (Ảnh minh họa: T.G).
Theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng sẽ tăng từ 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng.
Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP về điều dưỡng phục hồi sức khỏe.
Theo đó, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ tập trung: Mức chi bằng 1,8 lần mức chuẩn/1 người/1 lần. Nội dung chi bao gồm: Tiền ăn trong thời gian điều dưỡng; Thuốc thiết yếu; Quà tặng cho đối tượng; Tham quan;
Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho đối tượng trong thời gian điều dưỡng (mức chi tối đa 10% mức chi điều dưỡng phục hồi sức khoẻ tập trung).
Gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, chụp ảnh, tư vấn sức khoẻ, phục hồi chức năng, sách báo, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và các khoản chi khác phục vụ đối tượng điều dưỡng.
Song song, Nghị định số 77/2024/NĐ-CP cũng thay thế Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng (Phụ lục I); Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (Phụ lục II); Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh loại B (Phụ lục III).
Theo đó, mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là 2.884.000 đồng; thân nhân của 1 liệt sĩ là 2.789.000 đồng, thân nhân của 2 liệt sĩ là 5.578.000 đồng, thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên là 8.367.000 đồng.
Đáng chú ý, Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng 8.367.000 đồng, phụ cấp ưu đãi hằng tháng 2.337.000 đồng.
Mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến là 2.337.000 đồng; Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày là 1.673.000 đồng.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, với quan điểm, mục tiêu nhất quán của Đảng, Nhà nước đặt chính sách xã hội ngang tầm với chính sách kinh tế, gắn kinh tế với xã hội, tăng trưởng kinh tế với chính sách xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển.
Trong những năm qua, cùng với những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng tiếp tục nghiên cứu được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.
Với mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được điều chỉnh từ 2.055.000 đồng lên mức 2.789.000 đồng (tăng 35,7%), đây là mức tăng cao nhất trong các lần điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng trong 20 năm qua.
Điều này góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người có công, thân nhân người có công theo tinh thần của Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Đồng thời, mức tăng này cũng phù hợp với Kết luận số 83-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội và Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội về kỳ họp thứ 7 khóa XV.
Nghị định số 75/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
*** Những đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng bao gồm:
- Người có công với cách mạng, gồm có:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945;
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
+ Liệt sĩ;
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh;
+ Bệnh binh;
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
+ Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
+ Người có công giúp đỡ cách mạng.
- Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm:
Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.
Lương Thảo
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh tặng quà người có công, gia ...
Báo chí có đóng góp rất quan trọng vào kết quả nổi bật của ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?