Mở rộng theo dõi đáp ứng điều trị ARV bằng xét nghiệm tải lượng HIV
04/08/2017 10:31 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 1/8/2017, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV giai đoạn 2017-2020.
Ảnh minh họa, nguồn Internet.
Đây là một trong những kế hoạch tiến tới mục tiêu đạt được 90% bệnh nhân được điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế vào năm 2020, ngoài việc đảm bảo thành công của chương trình điều trị, cần mở rộng việc theo dõi đáp ứng điều trị ARV bằng xét nghiệm tải lượng HIV cho bệnh nhân AIDS.
Theo Bộ Y tế, năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới đã có các khuyến cáo mới về việc sử dụng xét nghiệm tải lượng HIV trong theo dõi điều trị thuốc ARV trong bối cảnh hướng đến đạt mục tiêu 90-90-90 (90% tổng số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân, 90% số người đã biết tình trạng nhiễm HIV được điều trị kháng HIV và 90% số người tham gia điều trị kháng HIV đạt được tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế). Việt Nam là một trong các quốc gia đang triển khai kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS với mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020, hướng đến kết thúc AIDS vào năm 2030...
Hiện xét nghiệm tải lượng HIV cho bệnh nhân chủ yếu do 2 dự án PEPFAR và Quỹ Toàn cầu hỗ trợ. Trong năm 2016, PEPFAR đã hỗ trợ xét nghiệm tải lượng HIV thường qui cho các bệnh nhân HIV/AIDS tại 5 tỉnh trọng điểm bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Sơn La, Nghệ An, Điện Biên và Thanh Hoá với tỷ lệ ức chế vi- rút là 97%. Đối với các tỉnh khác, xét nghiệm đo tải lượng HIV chỉ được chỉ định cho các bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng và miễn dịch học nghi thất bại điều trị. Tuy nhiên, theo định hướng PEPFAR Việt Nam sẽ dừng các hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động xét nghiệm tải lượng HIV sau năm 2017. Hiện nay, dự án Quỹ Toàn cầu cũng đang hỗ trợ xét nghiệm tải lượng vi rút cho bệnh nhân nghi ngờ thất bại điều trị tại một số tỉnh, và chủ yếu tập trung vào các bệnh nhân nghi ngờ thất bại điều trị và thất bại miễn dịch học.
Xét nghiệm tải lượng HIV cũng được Quỹ BHYT đưa vào danh mục chi trả từ năm 2015, nhưng vẫn chưa thực hiện được ở hầu hết các cơ sở. Nguyên nhân là do một số cơ sở xét nghiệm chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của BHYT. Hơn nữa trên toàn quốc, chỉ có 6 cơ sở xét nghiệm tải lượng HIV tại các thành phố lớn trong khi có hơn 350 cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trên toàn quốc. Việc chi trả vận chuyển mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tải lượng HV cũng chưa được BHYT chi trả. Do vậy việc mở rộng hệ thống phòng xét nghiệm tải lượng HIV đặc biệt tại các tỉnh miền Trung, khu vực đồng bằng sông Cửu Long là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, ưu tiên trong giai đoạn tới là các bệnh nhân HIV/AIDS khi có BHYT sẽ được chi trả cho xét nghiệm tải lượng HIV/AIDS thường qui, nhằm đảm bảo chất lượng chăm sóc và điều trị.
Như vậy, để tiến tới mục tiêu đạt được 90% bệnh nhân được điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế vào năm 2020, ngoài việc đảm bảo thành công của chương trình điều trị, cần mở rộng việc theo dõi đáp ứng điều trị ARV bằng xét nghiệm tải lượng HIV cho bệnh nhân AIDS.
Theo Kế hoạch mới được Bộ Y tế ban hành, 95% người bệnh HIV/AIDS tại các cơ sở chăm sóc điều trị trên toàn quốc được xét nghiệm tải lượng HIV thường qui vào năm 2020. 19 cơ sở thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV vào năm 2020 và 100% các cơ sở xét nghiệm đo tải lượng HIV đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc ISO 15189.
90% cơ sở xét nghiệm tải lượng HIV có hệ thống trao đổi thông tin hai chiều với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS với cơ sở gửi mẫu bệnh phẩm.
Đồng thời, 100% các cơ sở thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV và cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS triển khai hệ thống báo cáo xét nghiệm tải lượng HIV.
PV
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Lãnh đạo Ngành BHXH tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?