Có bảo hiểm y tế, không lo viện phí tăng
27/06/2017 02:27 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Từ ngày 20.6, 50 cơ sở y tế công lập tăng giá gần 2.000 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có bảo hiểm y tế (BHYT) và một số dịch vụ khám, chữa bệnh (KCB) không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT. Trong đó nhiều dịch vụ có mức tăng gấp 2 đến 3 lần. Tuy nhiên sẽ không đáng lo ngại khi người dân tham gia đầy đủ BHYT.
“Gánh nặng” khi không có BHYT
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), còn khoảng 20 triệu người dân chưa tham gia BHYT. Đây là con số rất lớn sẽ phải chịu tác động trực tiếp Thông tư số 02 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế. Đồng nghĩa sẽ có 20% người dân bị ảnh hưởng bởi giá dịch vụ y tế được điều chỉnh tăng khi KCB. Để không ảnh hưởng đến khả năng tài chính và tạo điều kiện cho người dân có thêm thời gian chuẩn bị mua BHYT, Bộ Y tế thực hiện việc tăng viện phí đối với người không có thẻ BHYT theo lộ trình.
BHYT làm tốt vai trò “bà đỡ” cho người bệnh
Theo khuyến cáo của ngành BHXH, người chưa có BHYT cần gấp rút tham gia BHYT để phòng trường hợp mắc bệnh nặng, chi phí lớn. Đơn cử như tại Bệnh viện Bạch Mai, người chưa có BHYT chiếm hơn 20% số bệnh nhân điều trị nội trú, nhiều người trong số này bệnh nặng, chi phí lớn, gia đình lâm vào cảnh nợ nần chồng chất ngay cả khi chưa áp viện phí mới. Do đó, khi áp dụng giá viện phí mới, những người bệnh này sẽ ở trong tình trạng khó khăn, thậm chí sẽ phải đứng trước nguy cơ ngừng điều trị vì không thể chi trả nổi nếu bệnh nặng.
Tạo thuận lợi cho người dân tham gia...
Theo Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế Phan Văn Toàn, lộ trình thực hiện trong tháng 6, tháng 8, tháng 10 và áp dụng hết vào tháng 12 trong năm 2017. Đến thời điểm đó nếu không có BHYT thì phải chấp nhận chi trả viện phí áp dụng theo Thông tư 02; giá viện phí tăng lần này bao gồm tính cả tiền lương của nhân viên y tế trong đó và nó sẽ là gánh nặng cho người không có BHYT... Tuy nhiên người dân sẽ không lo khi tham gia đầy đủ BHYT.
Để tạo điều kiện cho mọi người dân đều có thể tham gia BHYT, cũng như giảm gánh nặng cho hộ gia đình khi tham gia mua BHYT tự nguyện thì Nghị định 105/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định: “Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất”.
Theo các chuyên gia, đây là động lực để tăng nhanh diện bao phủ BHYT toàn dân, tuy nhiên, việc tăng giá dịch vụ y tế liệu có gia tăng được số người tham gia BHYT hay không, phụ thuộc vào nỗ lực của các cơ quan chức năng và người dân, trong đó quan trọng hơn cả là việc cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh tuyên truyền của cơ quan BHXH. Và muốn để người dân thực sự hiểu về lợi ích của việc tham gia BHYT tự nguyện, hơn lúc nào hết công tác tuyên truyền về các chính sách BHYT rất cần được đẩy mạnh và sâu rộng đến người dân. Trong đó có những thông điệp cụ thể, dễ hiểu như thủ tục khi tham gia BHYT hộ gia đình, mức đóng BHYT hàng năm là bao nhiêu tiền, quyền lợi cụ thể là gì.
Theo Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn, ngành BHXH đã và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để mọi người dân thực hiện quyền lợi của mình là được tham gia BHYT. BHXH Việt Nam đã chỉ đạo hệ thống BHXH trên toàn quốc tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân hiểu rõ những thai đổi của chính sách viện phí, ý nghĩa thiết thực của tấm thẻ BHYT, như “bà đỡ” đối với mọi người lúc ốm đau. Cũng như đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng điểm tiếp cận để người dân dễ dàng mua bảo hiểm thuận tiện nhất và nhanh nhất...
Theo báo ĐBND
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Lãnh đạo Ngành BHXH tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?