Tài chính, cơ sở hạ tầng đóng vai trò then chốt đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
02/04/2018 08:46 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Phát triển cơ sở hạ tầng đóng vai trò then chốt đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trước nhu cầu to lớn về phát triển cơ sở hạ tầng tại các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), việc xác định giải pháp khả thi để tạo nguồn vốn cơ sở hạ tầng được xác định rất cấp bách.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Việt Nam Nguyễn Văn Thể tại phiên thảo luận.
Chiều 30/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trong khuôn khổ Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh GMS, Bộ Ngoại giao đã chủ trì phiên thảo luận về vấn đề Phát triển hạ tầng giao thông và tài chính cho hạ tầng giao thông.
Bởi vậy, nhiều vấn đề quan trọng đã được các đại biểu đưa ra thảo luận như: Chính phủ các nước GMS cần làm gì để khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng? Làm thế nào để một quốc gia có thể khai thác hiệu quả tối đa các tài sản công? Cơ chế tài chính khả thi cho các dự án hạ tầng như thế nào? Cần đổi mới gì trong đối tác công tư để phát triển cơ sở hạ tầng?
Là diễn giả chính tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Việt Nam Nguyễn Văn Thể cho biết, riêng đối với Việt Nam, theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023 ước tính khoảng 1.015.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 48 tỷ USD.
Mục tiêu đặt ra của Việt Nam là tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc. Theo đó, từ nay đến năm 2020, sẽ hoàn thành thi công 654 km trong số khoảng 1.300km đường cao tốc Bắc - Nam theo hình thức PPP, trong đó Nhà nước tham gia đóng góp khoảng 40% tổng mức đầu tư.
Thực tế, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số quy mô vẫn còn nhỏ, chưa đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối liên hoàn; khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông và an toàn giao thông còn hạn chế. So với một số nước tiên tiến trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam chỉ ở mức trung bình.
Hiện toàn quốc mới có 765 km đường bộ cao tốc đã hoàn thành và đi vào khai thác (tính đến cuối năm 2017). Hệ thống đường sắt chủ yếu khổ 1m rất lạc hậu và có thị phần vận tải rất thấp (không quá 2%). Về hàng không, toàn quốc có 21 sân bay đang được khai thác, trong đó có 8 sân bay quốc tế; tuy nhiên phần lớn các sân bay có quy mô còn hạn chế, chưa sân bay nào đạt tiêu chuẩn đầu mối khu vực.
Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam đặt ra nhu cầu nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435mm trên trục Bắc - Nam, hoàn thiện hệ thống đường bộ, đường sắt Việt Nam đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, tiểu vùng Mekong mở rộng và đường sắt xuyên Á.
Hệ thống cảng biển đáp ứng tốt nhu cầu thông quan về hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa. Nghiên cứu đầu tư xây dựng Cảng hàng không Long Thành có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực...
Để thực hiện mục tiêu trên, những nhóm giải pháp chính được đưa ra là nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, phát huy tính đồng bộ kết nối của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; tạo bước chuyển biến rõ rệt trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư giữa các lĩnh vực giao thông; tập trung vốn cho các công trình có tính lan tỏa, tạo sự kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa các công trình trong cùng hệ thống, tại các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ quốc tế.
Chia sẻ về nguồn kinh phí phát triển cơ sở hạ tầng, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio cho biết, Chính phủ Nhật Bản đã có sáng kiến thúc đẩy cơ sở hạ tầng chất lượng cũng như các nỗ lực khác nhằm cải thiện tính kết nối ở khu vực sông Mekong. Với tư cách là đối tác của khu vực Mekong, Nhật Bản đã cung cấp, hỗ trợ mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy đầu tư và thương mại. Những nỗ lực này đã được hiện thực hóa thông qua các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh điều quan trọng là phải thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện để duy trì các hệ thống này, phát triển các khu vực dọc hành lang kinh tế, tạo ra phát triển bền vững. Đại sứ tin tưởng, việc tạo ra sự kết nối năng động như vậy sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển khu vực Mekong. Nhật Bản cam kết tiếp tục tăng cường hỗ trợ các quốc gia sông Mekong, nỗ lực tạo ra động lực mới để thúc đẩy hợp tác khu vực./.
Theo báo ĐCS
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?