WB dự báo Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn thứ 5 thế giới năm 2020
31/07/2020 10:16 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chiều 30/7, tại phiên thảo luận trực tiếp nhằm công bố Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 7/2020 của Ngân hàng Thế giới (WB), Quyền Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam Stefanie Stallmeister cho biết, Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới trong năm 2020.
WB công bố báo cáo qua hình thức trực tuyến. Nguồn ảnh: Thời báo tài chính Việt Nam
Theo các chuyên gia WB, thách thức lớn của Việt Nam hiện nay là phải tìm ra những động lực tăng trưởng mới để củng cố quá trình hồi phục. Động lực tăng trưởng truyền thống của quốc gia - sức cầu từ nước ngoài và tiêu dùng trong nước - khó có thể sớm quay lại như trước khủng hoảng, vì vẫn còn nhiều yếu tố bất định cả trong nước và bên ngoài.
Dịch Covid-19 cũng tác động tiêu cực đến doanh nghiệp và người dân theo nhiều mức độ khác nhau, chẳng hạn người lao động ở các ngành dịch vụ bị giảm thu nhập nhiều hơn so với nông dân.
Theo bà Stefanie Stallmeister, để thích nghi với trạng thái bình thường mới, các nhà hoạch định chính sách cần tìm ra hướng đi mới để bù lại cho những động lực tăng trưởng truyền thống đang yếu đi, đồng thời quản lý được tình trạnh bất bình đẳng gia tăng. Tuy nhiên, nhờ đi trước các nước trong việc xử lý khủng hoảng Covid-19, Việt Nam có được cơ hội đặc biệt để tăng hiện diện của mình trên kinh tế toàn cầu và trở thành quốc gia đi đầu trong thế giới công nghệ số của ngày mai.
Báo cáo khuyến nghị ba biện pháp bổ trợ nhau mà Chính phủ cần sớm thực hiện nhằm tránh bẫy kinh tế Covid-19 và có thể quay lại quỹ đạo tăng trưởng cao, bao trùm trước đó, cụ thể:
Thứ nhất là cần cân nhắc và thận trọng từng bước nới lỏng hoặc gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đi lại quốc tế, cân đối với những quan ngại về an toàn, do nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào du khách và đầu tư nước ngoài.
Theo đó, Chính phủ có thể cân nhắc chủ động thỏa thuận với các quốc gia “an toàn” để thống nhất về cơ chế đi lại chung và/ hoặc cân nhắc kế hoạch cho phép, thu hút khách du lịch cao cấp có thể chi trả cho các chuyến bay thuê bao/thương mại đắt tiền và toàn bộ chi phí liên quan đến kiểm dịch và/hoặc biện pháp y tế dự phòng sau khi nhập cảnh Việt Nam.
Thứ hai là tập trung vào chính sách tài khóa - công cụ truyền thống để kích thích khôi phục kinh tế trong thời gian tới. Đối với Việt Nam, chính sách đó không nhất thiết có nghĩa là phải chi nhiều hơn mà nên đẩy nhanh tốc độ triển khai ngân sách đầu tư đã phê duyệt. Điều này đồng nghĩa với việc đẩy nhanh triển khai chương trình đầu tư công hiện hành nhằm tăng cầu trong nước.
Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả biện pháp này cần đảm bảo nguồn lực được điều chuyển đến những dự án đem lại tác động tích cực lớn nhất cho cả nền kinh tế và việc làm, đồng thời giảm thiểu được tổn thất tài chính và kỹ thuật trong quá trình triển khai.
Thứ ba là hỗ trợ có mục tiêu khu vực tư nhân phục hồi, nhưng các cấp có thẩm quyền nên thực hiện theo cách có lựa chọn chứ không nên dùng nguồn lực để hỗ trợ cho mọi doanh nghiệp. Hỗ trợ có mục tiêu vì không phải doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng bởi Covid giống nhau. Trong đó, cần đặc biệt chú ý những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất như du lịch, chế biến chế tạo cho xuất khẩu, thông qua hỗ trợ tài chính kết hợp với các chính sách khuyến khích thông minh.
Theo ông Jacques Moris
PV (T/h)