Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT sáng 03/7/2019 [Kết thúc]
03/07/2019 08:58 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến với bạn đọc trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam nhằm kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin, giải đáp thắc mắc của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT.
Khách mời tham gia Chương trình giao lưu là đại diện lãnh đạo và các chuyên gia đến từ các đơn vị: Ban Thực hiện chính sách BHXH, Ban Thực hiện chính sách BHYT; Ban Thu; Ban Sổ - Thẻ...
Dưới đây là nội dung Chương trình giao lưu (nội dung được sắp xếp theo thứ tự mới ở trên để quý bạn đọc tiện theo dõi):
Câu 90: Bạn đọc Thu Hoài hỏi: Công ty tôi đang nợ BHXH, BHYT. Cho tôi hỏi, khi công ty tôi tuyển nhân viên mới thì nhân viên mới có được cấp thẻ BHYT không, thẻ này có giá trị sử dụng không?
BHXH Việt Nam trả lời:
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 49 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, đồng thời phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.
Như vậy, công ty bạn phải có trách nhiệm đóng BHYT cho người lao động.
Câu 89: Bạn đọc có địa chỉ email my.hoan...@savingspeciesvietnam.org hỏi: Công ty tôi có nhân viên được tăng lương từ tháng 04/2019, nhưng đến tháng 06/2019 tôi mới đóng BHXH trên mức lương mới cho nhân viên đó. Như vậy, số tiền cần phải truy thu cho tháng 04 và tháng 05/2019 là 97.150đ. Tôi muốn hỏi là mức lãi nộp chậm áp dụng là như thế nào và số tiền phạt do nộp muộn là bao nhiêu?
Luật BHXH quy định đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 30 ngày trờ lên thì phải đóng đủ số tiền lãi trên số tiền BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ-BHNN chưa đóng, lãi suất tính bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH năm trước liền kề do cơ quan BHXH Việt Nam công bố; Điều 38 quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam quy định trường hợp truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương tháng đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho người lao động; trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền ký quyết định hoặc hợp đồng lao động nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN thì số tiền truy thu được tính bao gồm số tiền phải đóng theo quy định và số tiền lãi truy thu trên số tiền phải đóng.
Bạn đối chiếu với quy định trên để tính toán trong trường hợp của bạn.
Câu 88: Bạn đọc có địa chỉ email namtri.v...@gmail.com hỏi: Trường hợp người lao động đã nộp sổ BHXH để đề nghị hưởng trợ cấp BHXH 1 lần (người này chưa hưởng trợ cấp BH thất nghiệp). Giờ đơn vị tôi thực hiện báo tăng BHXH cho lao động đó thì thủ tục như thế nào?
Đơn vị bạn thực hiện báo tăng BHXH cho người lao động theo quy định tại Điều 23, Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam. Hồ sơ bao gồm: Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (mẫu D02-TS).
Câu 87: Bạn đọc có địa chỉ email cindyhoang02...@gmail.com hỏi: Tôi đang công tác bên đơn vị sự nghiệp thuộc Sở, trong cơ quan tôi có vị trí Văn thư - Lưu trữ có phụ cấp độc hại là 0.2 và vị trí Thủ quỹ có phụ cấp trách nhiệm là 0.1. Vui lòng cho tôi hỏi 2 loại phụ cấp này trong đơn vị sự nghiệp có cần đóng BHXH không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 89 Luật BHXH năm 2014, người lao động thuộc đối tượng thực hiện tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Đối chiếu với quy định trên, đơn vị của bạn là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở, thuộc đối tượng thực hiện tiền lương do Nhà nước quy định, vị trí văn thư – lưu trữ được hưởng phụ cấp độc hại (0,2) và vị trí thủ quỹ phụ cấp trách nhiệm (0,1) không phải đóng BHXH đối với 2 khoản phụ cấp này.
Câu 86: Bạn đọc có địa chỉ email buihang280274@gmail.com hỏi: Tôi muốn hỏi công nợ tiền nộp BHXH của Công ty tôi trong Quý 2/2019 thì phải làm thế nào?
Theo Công văn số 3952/BHXH-BT ngày 4/10/2018 của BHXH Việt Nam về việc triển khai in và chuyển phát mẫu C12-TS, C13-TS thì trước ngày 10 hàng tháng cơ quan BHXH thực hiện chuyển phát Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu C12-TS) theo hình thức đảm bảo tới trực tiếp người sử dụng lạo động để đối chiếu thu nộp theo quy định.
Ngoài ra cơ quan BHXH gửi Chi tiết kết quả đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu C11-TS) đến email của các đơn vị sử dụng lao động và niêm yết trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam để các đơn vị tra cứu; nếu đơn vị có yêu cầu thì cơ quan BHXH gửi trực tiếp đến đơn vị.
Câu 7: Bạn đọc có địa chỉ email nqphong...@gmail.com hỏi: Hiện tại, tôi đang làm tại PVN (Tập đoàn dầu khí Việt Nam), do điều kiện cá nhân tôi tự ý nghỉ việc và ký hợp đồng lao động mới ở đơn vị khác ngoài Ngành. Tôi xin hỏi, trong trường hợp này, việc tôi tiếp tục nộp BHXH ở đơn vị mới có gặp trở ngại gì không, có cần làm thủ tục gì ở đơn vị cũ hay không. Xin cảm ơn!
Đối với trường hợp của bạn, công ty cũ phải làm thủ tục dừng đóng (báo giảm lao động tham gia BHXH cho bạn) từ tháng bạn nghỉ việc thì công ty mới sẽ tiếp tục đóng BHXH bắt buộc cho bạn (từ sau tháng công ty cũ báo dừng đóng).
Câu 85: Bạn đọc có địa chỉ email Steppea1k45@gmail.com hỏi: Tôi đang đóng BHXH tại công ty A, đang nghỉ thai sản từ 11/2/2019 đến 11/8/2019. Tuy nhiên, tháng 07/2019 tôi sẽ chấm dứt HĐLĐ bên công ty A và chuyển qua công ty B làm việc. Tôi muốn hỏi tôi sẽ phải đóng BHXH từ 08/2019 hay từ lúc nghỉ tại công ty A?
Theo quy định tại Điều 40, Khoản 1 Điều 99, Luật BHXH năm 2014, lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34 Luật này khi có đủ các điều kiện: Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ thai sản ít nhất 04 tháng và phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc lao động nữ trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến hết thời hạn quy định.
Trường hợp bạn chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty A từ tháng 7 năm 2019 (đã được 05 tháng) nghỉ thai sản và chuyển qua công ty B làm việc, được chủ sử dụng lao động công ty B đồng ý thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động với công ty B, Công ty B có trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc cho bạn theo quy định.
Câu 84: Bạn đọc có địa chỉ email hien@wetter-indochine.com hỏi: Công ty tôi có 100% vốn đầu tư nước ngoài, có Tổng Giám đốc là người nước ngoài, hàng tháng có trả lương. Vậy cho tôi hỏi bên tôi có phải đóng BHXH cho đối tượng này không? Và mức đóng là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 143/2018/ND-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ thì người lao động là công dân nước ngoài có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Đối chiếu quy định nêu trên, nếu Tổng Giám đốc Công ty bạn có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên thì thuộc đối tượng tham gia và phải đóng BHXH bắt buộc.
Căn cứ Điều 12, Điều 13 và Điều 17 Nghị định số 143/2018/ND-CP, từ ngày 01/12/2018 đến ngày 31/12/2021, người lao động không phải đóng BHXH, người sử dụng lao động hàng tháng phải đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động như sau: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 0,5% vào quỹ BHTNLĐ, BNN.
Từ ngày 01/01/2022, hàng tháng người lao động đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động phải đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động như sau: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 0,5% vào quỹ BHTNLĐ, BNN và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Câu 83: Bạn đọc Bùi Huyền hỏi: Tháng 3/2019, em có đi làm 11 công (ngày) và ốm nằm viện 10 ngày. Tháng đó, em không được đóng BHXH và phải đóng 211.000 đồng tiền BHYT. Hết tháng 3 đó, em nghỉ sinh. Tháng 6/2019 em được hưởng 881.000 đồng với nội dung ghi là thanh toán chế độ ốm đau, thai sản. Vậy cho em hỏi, số tiền đấy là em được hưởng chế độ gì? Vì bộ phận nhân sự công ty giải thích, do tháng 3/2019 em ko làm đủ công em nên 10 ngày nằm viện em không được thanh toán tiền ốm đau.
Điểm 1 Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 08/9/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc thực hiện chế độ BHXH theo Luật BHXH năm 2014 hướng dẫn: Người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Do Bạn không nêu thời gian bắt đầu tham gia BHXH và mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN nên BHXH Việt Nam không có căn cứ trả lời về mức tiền 881.000 đồng do Công ty chi trả. Tháng 3 Bạn nghỉ ốm đau 10 ngày và được cơ quan BHXH thanh toán trợ cấp ốm đau, thai sản nên số tiền Bạn được cơ quan BHXH thanh toán là tiền trợ cấp ốm đau.
Câu 82: Bạn đọc có địa chỉ email thanhcdt2k...@gmail.com hỏi: Vợ tôi bắt đầu tham gia BHXH từ tháng 8/2019 và đang có thai. Để được hưởng chế độ thai sản theo Luật BHXH thì cần phải đóng BHXH liên tục tới hết tháng 1/2020 thì vừa tròn 6 tháng. Nhưng dự sinh của vợ tôi trùng vào giữa tháng 1/2020. Vậy tôi muốn hỏi, tháng 01/2020 vợ tôi cần đi làm bao nhiêu ngày để được đóng BHXH để đủ 6 tháng đóng BHXH liên tục trước khi sinh? Giả sử vợ tôi sinh vào ngày 14/1/2020 thì có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không?
Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định lao động nữ khi sinh con nếu đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh, hoặc đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nếu đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con được hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp vợ Bạn bắt đầu tham gia BHXH từ tháng 8/2019 nếu sinh con vào ngày 14/01/2020, thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2019, trong khoảng thời gian này vợ Bạn đóng BHXH được 05 tháng, căn cứ quy định nêu trên vợ Bạn không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, nếu vợ bạn sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng BHXH, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh. Nếu vợ Bạn sinh con từ ngày 15/01/2020 trở đi và tháng đó có đóng BHXH thì khi đó thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ tháng 2/2019 đến tháng 01/2020 và vợ Bạn có 06 tháng đóng BHXH, đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH.
Câu 81: Bạn đọc có địa chỉ email anh.ph...@mobitv.net.vn hỏi: Tôi muốn hỏi tôi có đóng BHXH được 5 năm. Nhưng có thời gian đóng bị ngắt quãng do chuyển công ty khác làm việc. Thời gian gần nhất tôi đóng BHXH từ tháng 01/2019 đến hết tháng 06/2019. Vì lý do cắt giảm nhân sự công ty tôi có chấm dứt hợp đồng lao động với tôi từ tháng 07/2019. Hiện tôi đang có bầu dự kiến sinh 22/11/2019, như vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản và trợ cấp thất nghiệp không? Mức hưởng chế độ thai sản và trợ cấp thất nghiệp là như thế nào?
1. Về chế độ thai sản:
Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Khoản 4 Điều 31 Luật BHXH quy định: Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định
Trường hợp của Bạn dự sinh vào ngày 22/11/2019 và có thời gian đóng BHXH từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2019 thì trong vòng 12 tháng trước khi sinh con (từ tháng 11/2018 đến tháng 10/2019) Bạn có 6 tháng đóng BHXH, do đó, Bạn đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Theo quy định tại Điều 33, 39 Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con là 6 tháng; mức hưởng chế độ thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp thời gian nghỉ có ngày lẻ thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Ngoài ra, Bạn còn được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con bằng 02 tháng lương cơ sở (cho mỗi con) tại tháng Bạn sinh con theo quy định tại Điều 38 Luật BHXH.
2. Về chế độ BHTN:
Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm: Trường hợp của Bạn sẽ được hưởng TCTN khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Đã đóng từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ, đã nộp hồ sơ hưởng TCTN trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
Câu 80: Bạn đọc có địa chỉ email ngocntb.b...@gmail.com hỏi: Em bắt đầu đóng BHXH từ tháng 8/2018 đến tháng 5/2019 (đóng liên tục), đến tháng 6/2019 em xin nghỉ làm và em dừng đóng BHXH. Em dự sinh ngày 19/9/2019, như vậy em có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không ạ? Nếu đủ điều kiện thì em cần chuẩn bị hồ sơ gì và nộp ở đâu để được hưởng chế độ thai sản?
Khoản 4 Điều 31 Luật BHXH quy định: Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Căn cứ quy định nêu trên, nếu Bạn sinh con vào tháng 9/2019 thì trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (từ tháng 9/2018-8/2019) Bạn có 9 tháng đóng BHXH nên Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Khoản 1 Điều 101 Luật BHXH quy định Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
- Trường hợp sau khi sinh, người mẹ không đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai.
Tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết và thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
Câu 79: Bạn đọc có địa chỉ email nthanhngoc20...@gmail.com hỏi: Trường hợp NLĐ do chưa đủ tuổi đã mượn bộ hồ sơ xin việc của người thân để xin việc và ký HĐLĐ. Hiện nay NLĐ mới sinh con và công ty có yêu cầu nộp giấy tờ liên quan để làm chế độ thai sản thì NLĐ mới thú nhận là hồ sơ xin việc của mình là của chị ruột. Vậy trong trường hợp này NLĐ có thể điều chỉnh lại thông tin cá nhân trên sổ BHXH để được hưởng chế độ thai sản không ? Nếu điều chỉnh được thì thủ tục như thế nào?
Việc người lao động mượn hồ sơ của người khác để đi làm là vi phạm Khoản 4, Điều 17 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 “Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, BH thất nghiệp”. Tại Khoản 2, Điều 122 Luật BHXH cũng quy định “Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xở phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luạt”.
Vì vậy, để có đủ căn cứ xác định mức độ vi phạm và xử lý, cơ quan BHXH thực hiện xác minh cụ thể sai phạm của người lao động tại đơn vị sử dụng lao động, sau đó chuyển hồ sơ sang Sở LĐ-TB và Xã hội. Khi có kết luận của Sở LĐ-TN và Xã Hội thì hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động và người lao động làm thủ tục cấp lại sổ BHXH theo quy định tại Khoản 2, Điều 27 Quy trình thi BHXh, BHYT, BH thất nghiệp, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo QĐ số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Câu 78: Bạn đọc Đào Thị Phương hỏi: Tôi làm việc và đóng BHXH được 06 tháng thì tôi nghỉ việc tự do, công ty không trả sổ BHXH cho tôi. Trong trường hợp này, tôi có thể đến cơ quan BHXH để làm thủ tục xin cấp lại sổ BHXH được không?
Theo Khoản 5, Điều 21 Luật BHXH số 58/2014/BH13 đã được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014 quy định: Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. Vì vậy, đề nghị bạn liên hệ với đơn vị cũ để yêu cầu đơn vị làm thủ tục xác nhận quá trình đóng BHXH và trả sổ BHXH cho bạn.
Câu 77: Bạn đọc Mi Xen hỏi: Từ tháng 6/2017 đến tháng 5/2018, tôi làm giáo viên hợp đồng tại một trường mầm non công lập tại Huế. Từ tháng 12/2017, trường yêu cầu tôi đóng BHXH dưới hình thức tự nguyện (đóng 100%) nhưng tôi không đồng ý. Đến tháng 5/2018, khi tôi xin nghỉ việc và yêu cầu lấy sổ BHXH thì nhà trường yêu cầu tôi phải thanh toán số tiền gần 6 triệu đồng để trả cho nhà trường vì trường đã đóng BHXH giúp tôi. Giờ tôi phải làm sao để có sổ BHXH để tiếp tục tham gia tại công ty mới? Tôi xin cảm ơn.
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 21 Luật BHXH 2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ BHXH, đóng, hưởng BHXH; Đóng BHXH theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại Khoản 1, Điều 85 của luật này để đóng cùng lúc vào quỹ BHXH
Trường hợp của bạn yêu cầu bạn đóng BHXH dưới hình thức tự nguyện là trái với quy định của Luật. Đề nghị bạn liên hệ với tổ chức công đoàn trường hoặc cơ quan Quản lý Nhà nước về lao động để bảo vệ quyền lợi cho bạn.
Câu 76: Bạn đọc có địa chỉ email ngockhanh2...@gmail.com hỏi: Tôi đang làm việc tại Bắc Ninh nhưng hộ khẩu ở Hà Nội nên tôi có chuyển nơi đăng kí KCB ban đầu về Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ngày 18/6/2019, tôi sinh con tại bệnh viện Bạch Mai nhưng không được giải quyết hưởng BHYT. Phía bệnh viện có trả lời tôi rằng: Do thẻ BHYT của tôi cấp ở 1 nơi (Bắc Ninh), đăng kí KCB ban đầu ở 1 nơi (Bệnh viện đa khoa Hoài Đức) nhưng lại sinh ở nơi khác (Bệnh viện Bạch Mai) nên thẻ BHYT không được chấp nhận kể cả tính vượt tuyến. Cho tôi hỏi phía bệnh viện phản hồi như vậy có đúng Luật BHYT hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến KCB thì người bệnh được chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự:
- Từ tuyến xã lên tuyến huyện; từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh, từ tuyến tỉnh lên tuyến trung ương.
- Chuyển tuyến lên tuyến không liền kề khi bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở KCB đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở KCB đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở KCB đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị.
Vì vậy, khi Bà đăng ký KCB BHYT ban đầu tại Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức phải chuyển tuyến đến Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội để sinh con thì được xác định là chuyển đúng tuyến. Khi vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở KCB thì sẽ được chuyển lên tuyến Trung ương.
Trường hợp Bà đến sinh con tại Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng cấp cứu thì được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT.
Câu 75: Bạn đọc có địa chỉ email trannhatnhattran2000...@gmail.com hỏi: Sắp tới, em định đi nội soi mũi để điều trị bệnh. Cho em hỏi, trong trường hợp này, em có được BHYT chi trả 100% chi phí không? Em không khám ở cơ sở y tế nơi em đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, mà đi khám tại bệnh viện cùng quận (như Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Quận 10, TP.HCM) thì mức hưởng BHYT có như nhau không?
- Trường hợp Ông/bà đi nội soi mũi để điều trị bệnh tại đúng nơi đăng ký KCB ban đầu thì được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT của Ông/bà.
- Trường hợp Ông bà đi khám không đúng nơi đăng ký KCB ban đầu:
+ Tại Bệnh viện Trưng Vương (bệnh viện tuyến tỉnh): được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT của Ông/bà khi có giấy chuyển tuyến. Trường hợp không có giấy chuyển tuyến thì được quỹ BHYT thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT của Ông/bà, không thanh toán chi phí điều trị ngoại trú.
+ Tại Bệnh viện Quận 10 (bệnh viện tuyến huyện): được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT của Ông/bà. Không cần giấy chuyển tuyến.
Câu 74: Bạn đọc có địa chỉ email maitrang.hb..@gmail.com hỏi: Bé nhà tôi được 2 tuổi. Tôi có thể đăng ký nơi khám chữa bệnh BHYT ban đầu là bệnh viện đa khoa tỉnh cấp tỉnh được không? Nếu được thì hồ sơ gồm những gì và nộp tại đâu?
Bé nhà Bạn được đăng ký KCB ban đầu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh. Vào đầu mỗi quý, đề nghị Bạn đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT để được hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đổi nơi đăng ký KCB ban đầu.
Câu 73: Bạn đọc có địa chỉ email ngngocha..@gmail.com hỏi: Trước kia tôi đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh Viện Gò Vấp - TP.HCM, hiện tại tôi đã về Bình Định sinh sống. Vậy tôi có thể khám chữa bệnh BHYT ở Huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định không? Nếu KCB tại đây có coi là khác tuyến không?
Ông/bà có thể đến KCB tại Bệnh viện tuyến huyện tại Huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định và sẽ được xem là KCB đúng tuyến.
Câu 72: Bạn đọc có địa chỉ email huong016352111...@gmail.com hỏi: Em muốn đổi nơi khám chữa bệnh BHYT ban đầu về nơi khác (chứ không phải đăng ký tại công ty) có được không? Nếu được thì em cần phải làm thủ tục gì?
Theo quy định, Bạn được thay đổi nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu mà không phải đăng ký tại Công ty (căn cứ trên danh sách các cơ sở KCB có đủ khả năng tiếp nhận KCB ban đầu trên địa bàn tỉnh và phù hợp với nơi cư trú, làm việc của Bạn).
Thủ tục thay đổi nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu như sau:
- Thời gian: vào đầu mỗi quý.
- Hồ sơ: thẻ BHYT và giấy tờ tuỳ thân có ảnh.
- Địa điểm: cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ.
Câu 71: Bạn đọc có địa chỉ email ngocvm...@gmail.com hỏi: Bố tôi bị tai nạn cách đây 3 tháng, đã cùng chi trả BHYT với tổng số tiền hơn 6 tháng lương cơ bản. Hiện giờ tôi muốn làm giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm cho Bố tôi. Vậy thủ tục cấp giấy này như thế nào?
Điều kiện để được miễn đồng chi trả chi phí KCB BHYT như sau:
- Có thời gian tham gia 05 năm liên tục trở lên;
- Có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến (thời điểm trước ngày 1/7/2019 là 8.340.000 đồng).
Trường hợp bố của Bà có đủ các điều kiện nêu trên thì mang các hồ sơ chứng từ (Biên lai/Phiếu thu số tiền cùng chi trả do cơ sở KCB cấp…) trong thời gian nằm viện đến cơ quan BHXH nơi cư trú để được cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả chi phí KCB BHYT.
Câu 70: Bạn đọc có địa chỉ email ngocuoc21...@gmail.com hỏi: Hiện tại tôi đang học tại Hà Đông, Hà Nội. Trong thời gian học tôi có bị đau dạ dày và đi khám ở bệnh viện Hà Đông nhưng không được vì thẻ BHYT của tôi theo tuyến huyện, qua tìm hiểm tôi được biết là có thể vể địa phương để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, nhưng được trả lời là không được vì hiện tại chỉ áp dụng chuyển đổi theo tuyến huyện trong cùng 1 tỉnh. Vậy tôi muốn hỏi có cách nào để tiện cho việc khám chữa bệnh ngoài Hà Nội không? Nếu có cần những thủ tục gì?
1. Về đăng ký KCB BHYT ban đầu:
- Đối với cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện: Người tham gia BHYT được quyền đăng ký KCB BHYT ban đầu tại các cơ sở này, không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở KCB.
- Đối với các cơ sở KCB tuyến tỉnh, tuyến Trung ương: người tham gia BHYT phải thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc KCB ban đầu cho người tham gia BHYT theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
+ Hoặc thuộc một trong các đối tượng: Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên; Trẻ em dưới 6 tuổi; Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn số 52 HD/BTCTW; Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố ...
Do Bệnh viện Hà Đông là bệnh viện tuyến tỉnh. Vì vậy, căn cứ quy định về đăng ký KCB ban đầu tại tuyến tỉnh, tuyến Trung ương để cơ quan BHXH hướng dẫn Ông/bà chuyển đổi và lựa chọn nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu phù hợp.
2. Trường hợp Ông/bà muốn KCB tại Hà Nội nhưng không đổi nơi đăng ký KCB ban đầu: Đề nghị Ông/bà đến KCB tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Khi đi KCB chỉ cần xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh về nhân thân.
Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, cơ sở KCB sẽ chuyển Ông/bà lên cơ sở KCB tuyến trên phù hợp.
Câu 69: Bạn đọc có địa chỉ email thuytnd....@gmail.com hỏi: Tôi đi khám thai BHYT đúng tuyến. Tôi phải trả tiền cho các xét nghiệm: xét nghiệm hiv, xét nghiệm viêm gan B, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Ngoài ra, tôi tự chi trả 1 số loại thuốc phát sinh. Vậy tôi xin hỏi quyền lợi của thẻ BHYT khi khám thai gồm những quyền lợi gì? Tôi được chi trả những loại thuốc gì?
1. Đối với việc thanh toán các xét nghiệm theo chế độ BHYT:
- Xét nghiệm HIV: Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 27/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện BHYT và KCB BHYT liên quan đến HIV/AIDS quy định: Xét nghiệm HIV trong KCB đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả.
- Xét nghiệm viêm gan B: Tại Mục 87, Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT quy định điều kiện để quỹ BHYT thanh toán đối với xét nghiệm định lượng virut viêm gan B như sau: Được bác sỹ của cơ sở KCB có đơn vị điều trị viên gan chỉ định, thực hiện trong các trường hợp:
+ Xét nghiệm lần đầu;
+ Người bệnh được điều trị thì thanh toán xét nghiệm lần đầu và những lần xét nghiệm tiếp theo cách nhau sau 3 đến 6 tháng.
- Xét nghiệm nước tiểu: theo yêu cầu chuyên môn được bác sĩ chỉ định cho người bệnh.
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh: Tại Khoản 4, Điều 23 Luật BHYT quy định trường hợp xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị không thuộc trường hợp được quỹ BHYT chi trả.
2. Đối với việc thanh toán thuốc theo chế độ BHYT: Quỹ BHYT thanh toán các thuốc có trong danh mục thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT; được cơ sở y tế cung ứng theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm thuốc; theo yêu cầu chuyên môn được bác sĩ chỉ định cho người bệnh.
Vì vậy, cơ sở KCB sẽ căn cứ các quy định nêu trên để chỉ định điều trị cho người bệnh và được quỹ BHYT thanh toán.
Câu 68: Bạn đọc có địa chỉ email tunuquocdoa...@gmail.com hỏi: Hiện tại tôi có thẻ BHYT do Nhà nước cấp với chế độ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Ninh Thuận. Nay tôi có nguyện vọng mong muốn đi khám ở bệnh viện Từ Dũ (Thành phố Hồ Chí Minh). Vậy xin hỏi chi phí khám chữa bệnh có được giảm hay được hưởng chính sách gì không? Trong trường hợp có giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tỉnh Ninh Thuận hoặc không có thì như thế nào?
- Do Bà được Nhà nước cấp thẻ BHYT của đối tượng Người dân tộc thiểu số tại tỉnh Ninh Thuận nên khi tự đến KCB BHYT không đúng tuyến tại Bệnh viện Từ Dũ (là Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh) thì được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú, không thanh toán chi phí điều trị ngoại trú theo quy định tại Khoản 5, Điều 22 Luật BHYT.
- Trường hợp Bà có Giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tỉnh Ninh Thuận: được quỹ BHYT thanh toán đầy đủ chi phí (bao gồm cả nội trú và ngoại trú) trong phạm vi và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT.
Câu 67: Bạn đọc có địa chỉ email phanngocthanhx10.tb@gmail.com hỏi: Tôi tên là Vũ Thị Phi Hà, sinh ngày 09/9/1962, tôi công tác tại trường mầm non xã Đông Cơ, tham gia BHXH được 22 năm 09 tháng, tỷ lệ phần trăm hương lương hưu là 69%. Tôi được hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01/10/2017 theo quyết định số 1397/QĐ-BHXH ngày 06/11/2017. Việc tính lương hưu của tôi được tính theo mức lương trung bình của 6 năm gần nhất. Tổng lương hưu tôi nhận được hàng tháng là 3.460.519 đồng. Tuy nhiên ngày 12/05/2019, tôi nhận được quyết định về việc điều chỉnh chế độ hưu trí, truy thu của tôi số tiền 14.978.666 đồng và mức lương hưu được tính bình quân trong cả sự nghiệp 22 năm 9 tháng làm việc của tôi giảm xuống còn 2.739.045đ. Tôi về hưu từ năm 2017 khi đó các quyết định cho tôi nghỉ hưu được thực hiện theo quy định hiện hành của năm đó. Vậy tôi muốn hỏi tại sao tôi phải chi trả lại khoản tiền trên?
Do Bà không cung cấp đầy đủ thông tin về diễn biến thời gian tham gia BHXH, tiền lương đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hay do người sử dụng lao động quyết định nên không có căn cứ trả lời Bà.
Câu 66: Bạn đọc có địa chỉ email nguyenlong...@gmail.com hỏi: Mẹ tôi sinh ngày 08/10/1965, mẹ tôi nguyên là chủ tịch mặt trận tổ quốc xã Thiệu nguyên, huyện Thiệu hóa, tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2014-2019. Đến nhiệm kỳ 2019-2024 mẹ tôi không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm do còn 19 tháng nữa là đủ tuổi nghỉ hưu. Mẹ tôi đã đóng BHXH bắt buộc được 13 năm 9 tháng. Như vậy, mẹ tôi có được hưởng chế độ theo điều 5 nghị định 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 không?
Theo Thông tin Bạn cung cấp, mẹ Bạn nguyên là Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã, có 13 năm 9 tháng tham gia BHXH nên chưa đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí.
Mặt khác, do mẹ Bạn không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nên không được thuộc đối tượng áp dụng của Điều 5 Nghị định 26/2015/NĐ-CP ngày 19/3/2015 của Chính phủ.
Câu 65: Bạn đọc có địa chỉ email bsquangdateh@gmail.com hỏi: Tôi sinh 1963, từ năm 1982 đến năm 1985 đi bộ đội thuộc tiểu đoàn 23 quân đoàn 29 quân khu 2, đóng quân tại tỉnh Lào Cai. Sau đó, tôi được chuyển về trường đại học ra trường làm việc ở huyện Cát Tiên và Đạ Terh tỉnh Lâm Đồng từ 1992 đến 2004 được tính là khu vực phụ cấp 0,7. Trong khi đó, thời gian đi bộ đội đóng quân vùng biên giới giai đoạn chiến tranh với Trung quốc được BHXH huyện giải thích là không được tính là khu vực 0,7. Vậy tôi muốn hỏi tôi có được hưởng như chế độ phụ cấp vùng 0,7 không? Nếu có cần những thủ tục gì?
Trường hợp của Ông có thời gian công tác trong quân đội trước ngày 01/01/1995 tại Lào Cai, tuy nhiên ông không nêu rõ tại địa bàn xã, huyện nào thuộc tỉnh Lào Cai, do đó không có căn cứ để trả lời cụ thể liệu thời gian tham gia quân đội tại Lào Cai có được tính hưởng chế độ phụ cấp khu vực hệ số 0,7 hay không. Nếu địa bàn nơi Ông đóng quân thuộc địa bàn được tính phụ cấp khu vực hệ số 0,7 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc thì Ông cung cấp hồ sơ gửi cơ quan BHXH địa phương nơi cư trú để được xem xét, giải quyết.
Câu 64: Bạn đọc có địa chỉ email tintacm..@gmail.com hỏi: Hiện tại tôi có đóng BH thất nghiệp được 4 năm 4 tháng nhưng đến nay tôi chưa lấy tiền BH thất nghiệp và sổ BHXH của tôi khi tôi thay đổi đơn vị công tác. Vậy sau này tôi có thể gộp sổ và quá trình đóng BHXH tại công ty cũ tại đơn vị mới không? Tôi có được hưởng tiền thất nghiệp mà bao năm nay tôi đóng không?
Theo quy định của Quyết định 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam thì từ 01/7/2017 trở đi người tham gia BHXH sẽ được cấp mã số định danh duy nhất để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT. Do đó, khi tham gia người lao động chỉ cần cung cấp mã số BHXH để cơ quan BHXH quản lý và ghi nhận quá trình tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động.
Về thời gian đóng BHTN chưa hưởng của bạn thì theo quy định tại Điều 45 Luật Việc làm, thời gian đóng BHTN để xét hưởng BHTN là tổng các khoảng thời gian đã đóng BHTN liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng BHTN cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng TCTN.
Câu 63: Bạn đọc có địa chỉ email huong09061965@gmail.com hỏi: Tôi sinh ngày 09/6/1965, tính đến hết năm 2008 (năm 2009 bắt đầu đóng BH thất nghiệp) tôi đã làm việc được 10 năm, đến tháng 06/2020 tôi được 55 tuổi và đã hết tuổi đóng BH nhưng tôi mới đóng BH được 19 năm. Tôi muốn hỏi tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi hết tuổi đóng BH thất nghiệp không? Thời gian trước năm 2008 tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc do công ty chi trả không? Số năm đóng của tôi là 19 năm vậy tôi có được tính lương hưu không hay phải lấy 1 lần?
- Về việc hưởng TCTN: Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm thì trường hợp của bạn nếu tiếp tục tham gia đóng BHTN đến tháng 6/2020
chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo đúng quy định của pháp luật thì bạn sẽ được hưởng TCTN khi chưa tìm được việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng TCTN trừ trường hợp hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
- Về thời gian làm việc trước năm 2008: Đề nghị bạn liên hệ với cơ quan Lao động tại địa phương để được trả lời cụ thể.
- Về việc hưởng lương hưu: Theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH năm 2014, đến tháng 6/2020 bạn mới đóng BHXH được 19 năm thì chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định. Để được hưởng lương hưu đối với lao động nữ đủ 55 tuổi thì bạn có thể đóng một lần cho thời gian còn thiếu cho đủ 20 năm theo quy định tại Điểm e Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015.
Câu 62: Bạn đọc có địa chỉ email phangi..@yahoo.com hỏi: Tính hết năm 2017, tôi đã đóng BHXH bắt buộc, BH thất nghiệp, BHYT được 10 năm với mức lương là 8 triệu đồng/tháng. Từ tháng 01/2018 đến tháng 4/2019, tôi mở công ty riêng và đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp với mức là 40 triệu/tháng. Tháng 5/2019 tôi nghỉ việc thì chế độ hưởng BH thất nghiệp của tôi được tính như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm thì người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng TCTN theo quy định thì sẽ được hưởng TCTN hàng tháng với thời gian hưởng TCTN được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng thì được hưởng 03 tháng TCTN, sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng TCTN nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Về mức hưởng TCTN đối với trường hợp của bạn được tính bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ Luật lao động của nơi bạn tham gia đóng BHTN trước khi thất nghiệp.
Câu 10. Bạn đọc có địa chỉ email hoangthuong...@gmail.com hỏi: Tôi muốn hỏi trường hợp công ty nợ tiền BHXH và chốt sổ muộn cho người lao động (quá 3 tháng từ ngày ra quyết định thôi việc) khiến người lao động không kịp làm hồ sơ lĩnh trợ cấp thất nghiệp thì công ty có phải bồi thường gì ko? Nếu có thì bồi thường thế nào?
Về nội dung này đề nghị bạn liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương để được hướng dẫn.
Câu 60: Bạn đọc có địa chỉ email nguyenphangpmb20...@gmail.com hỏi: Xin hỏi thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp lại sổ BHXH (do mất) gồm những gì?
Thủ tục sồ sơ cấp lại sổ BHXH do mất (Điều 27, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 Ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH TNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT). Đề nghị bạn lập Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT ( Mẫu TK1-TS) nộp cơ quan BHXH để được xem xét, giải quyết.
Câu 59: Bạn đọc có địa chỉ email truongvi11...@gmail.com hỏi: Tôi quên mã thẻ BHYT, giờ phải làm sao để biết mã thẻ của mình?
Để tra cứu mã thẻ BHYT, bạn có thể thực hiện một trong những cách sau
Kiểm tra danh sách cấp thẻ BHYT lưu tại đơn vị nơi lập danh sách đề nghị cấp thẻ.
Kiểm tra trên cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam (Http://www.baohiemxahoi.gov.vn)
Liên hệ Trung tâm Hỗ trợ khách hàng của BHXH Việt Nam qua tổng đài: 19009068.
Ngoài ra, có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH, bưu điện văn hóa xã, UBND xã, đơn vị, đại lý thu nơi tham gia BHXH, BHYT, cơ sở KCB BHYT để được giải đáp.
Câu 58: Bạn đọc có địa chỉ email hoai.tran2003...@gmail.com hỏi: Năm 2015, em nghỉ việc tại công ty cũ và đã lĩnh BHXH 1 lần (cơ quan BHXH giữ sổ BHXH). Nay em nghỉ việc tại công ty mới và công ty này yêu cầu em nộp sổ BHXH để chốt nhưng em không biết lấy sổ BHXH ở đâu? Mong cơ quan BHXH hướng dẫn giúp em.
Theo quy định của cơ quan BHXH, trường hợp người lao động giải quyết 1 lần mà không còn thời gian tham gia BH thất nghiệp thì thực hiện thu hồi sổ BHXH. Trường hợp người lao động còn quá trình tham gia BH thất nghiệp thì người tham gia sẽ được cấp lại bìa sổ BHXH và tờ rời ghi thời gian tham gia BH thất nghiệp chưa hưởng hoặc giấy xác nhận thời gian đóng BH thất nghiệp chưa hưởng (Mẫu C15-TS). Vì vậy, khi bạn tiếp tục tham gia BHXH, BH thất nghiệp thì khai báo mã số BHXH đã được cấp với đơn vị sử dụng lao động để báo tăng lao động và cấp sổ BHXH mới.
Câu 57: Bạn đọc có địa chỉ email hoai.tran2003...@gmail.com hỏi: Năm 2015 tôi nghỉ việc tại công ty cũ và đã rút tiền BHXH nên sổ BHXH bên BHXH Việt Nam giữ. Sau đó, tôi làm công ty mới và đã đóng BHXH nhưng nay nghỉ việc, công ty yêu cầu có sổ để làm thủ tục chốt sổ BHXH. Vậy tôi muốn hỏi tôi lấy lại sổ BHXH ở đâu và thủ tục để chốt sổ BHXH là gì?
Câu 56: Bạn đọc có địa chỉ email haiyenhanu@gmail.com hỏi: Tôi làm hồ sơ hưởng BH thất nghiệp và đã nhận được quyết định của cơ quan BHXH được hưởng 4 tháng từ 19/02 tới 17/06. Vậy sau khi hưởng BH thất nghiệp tôi muốn tiếp tục đóng BHXH thì sẽ đóng được từ sau ngày 17/06 đúng không?
Căn cứ quy định tại Luật Việc làm, Luật BHXH năm 2015 trường hợp sau ngày 17/6, bạn ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên với người sử dụng lao động thì bạn thuộc đối tượng tham gia và phải đóng BHXH bắt buộc.
Trường hợp bạn không thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc và có nhu cầu thì có thể tham gia và đóng BXHH tự nguyện từ khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với đơn vị sử dụng lao động.
Câu 55: Bạn đọc có địa chỉ email trungthekt@gmail.com hỏi: Tại Điều 43 Quyết định 595/QĐ-BHXH có nêu ví dụ: Doanh nghiệp N đăng ký đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp từ tháng 01/2017 cho 10 người lao động với mức tiền lương làm căn cứ đóng là 10.000.000 đồng/người/tháng. Từ tháng 01 đến tháng 5/2017, đơn vị không nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho cơ quan BHXH; giả sử mức lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo cùng một mức với tỷ lệ là 1%/tháng. Tính đến tháng 5/2017, đơn vị nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp số tiền là 165.750.000 đồng.
Ngày 01/6/2017, bà A làm việc tại đơn vị nêu trên đủ điều kiện nghỉ hưu và ngày 02/6/2017 đơn vị chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BHTNLĐ, BNN vào quỹ là 140.000.000 đồng thì tính thu như sau: Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và tiền lãi của riêng bà A là 16.575.000 đồng (= 16.250.000 đồng + 325.000 đồng), trong đó: 325.000 đồng là tiền lãi tính riêng của số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đối với bà A từ tháng 01/2017 - 4/2017.
Tôi hiểu rằng, trường hợp của bà A chậm đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp từ tháng 01/2017 - 4/2017 số tiền là 3.250.000 x 4 tháng = 13.000.000. Do đó, tiền lãi của bà A là: 13.000.000 x 1% = 130.000 đồng. Tôi hiểu như vậy đúng hay sai? Mong cơ quan BHXH giải thích rõ về trường hợp này để đơn vị tôi nắm được và áp dụng.
Theo quy định của Luật BHXH, trường hợp đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN chưa đóng. Mức lãi tính bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.
Luật BHYT quy định, cơ quan tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật phải đóng đủ số tiền và nộp tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền , thời gian chậm đóng.
Việc tính lãi cụ thể, BHXH Việt Nam quy định tại Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành kèm theo trình thu Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.
Câu 54. Bạn đọc có địa chỉ email tranphuong2...@gmail.com hỏi: Tôi đóng BHXH từ 09/2017 đến 07/2018 thì kết thúc hợp đồng công ty thứ nhất.
Sau đó, tôi tham gia BHXH từ 08/2018 đến hết 06/2019 ở công ty thứ 2. Tới hết tháng 6/2019 công ty chấm dứt hợp đồng vì tôi đang có thai và tôi dự sinh vào tháng 12/2019. Vậy trong khoảng thời gian từ 07/2019 đến 12/2019 tôi không đóng BHXH thì tới tháng 12/2019 sau khi sinh tôi có được hưởng tiền thai sản cũng như chế độ thai sản không?
BHXH Việt Nam trả lời
Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp lao động nữ trong thời gian mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Đối chiếu với quy định nêu trên, nếu Bạn sinh con vào tháng 12/2019 thì trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (từ tháng 12/2018-11/2019) Bạn có 7 tháng đóng BHXH. Do đó, Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Câu 53: Bạn đọc có địa chỉ email dung.vo...@veco.vn hỏi: Công ty tôi có lao động bị tai nạn khi đang thực hiện công việc. Sau khi điều trị, người lao động đi giám định y khoa và nhận được kết quả là suy giảm khả năng lao động là 3%. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động từ 5 phần trăm trở lên. Vậy tôi muốn hỏi trường hợp nhân viên của tôi được hưởng chế độ gì và chi phí giám định y khoa có được BHXH thanh toán không?
Trường hợp người lao động thuộc công ty của Bạn bị tai nạn lao động suy giảm khả năng lao động 3% nên không đủ điều kiện giải quyết chế độ tai nạn lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động.
Mặt khác, tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: “Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa”. Do đó, chi phí giám định y khoa đối với người lao động thuộc công ty của Bạn sẽ do công ty của Bạn chi trả.
Câu 52: Bạn đọc có địa chỉ email hoahongtrang.nt...@gmal.com hỏi: Bố tôi tham gia BHXH từ tháng 01/2003, đến hết tháng 02/2019 thì về hưu. Do được cộng nối 04 năm tham gia bộ đội nên bố tôi đã đóng đủ 20 năm BHXH. Giờ tôi muốn hỏi số năm cuối để tính bình quân lương hưu của bố tôi? Tôi xin cám ơn!
Do thông tin Bạn cung cấp chưa thể hiện đầy đủ về tuổi đời, diễn biến thời gian tham gia BHXH, tiền lương đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hay do người sử dụng lao động quyết định nên chưa có căn cứ để trả lời. Đề nghị Bạn cung cấp hồ sơ đến cơ quan BHXH nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể.
Câu 51: Bạn đọc có địa chỉ email tuantuong...@gmail.com hỏi: Tôi sinh ngày 21/01/1963, tôi tham gia BHXH đến tháng 06/2019 được 32 năm 06 tháng. Trong 32 năm 06 tháng đó tôi có 15 năm 07 tháng làm việc tại công ty truyền tải điện 4, và 3, công việc là công nhân quản lý vận hành đường dây điện có cấp điện áp từ 110KV đến 500KV. Theo Quyết định 1152 của Bộ LĐTBXH ngày 18/03/2003 thuộc loại công việc nặng nhọc độc hại loại 4, 5. Tôi muốn hỏi trường hợp của tôi đã đủ điều kiện được nghỉ hưu chưa? Có phải giám định sức khỏe không và được bao nhiêu phần trăm khi nghỉ hưu?
Theo thông tin Ông cung cấp, Ông sinh ngày 21/01/1963, đến tháng 7/2019 Ông đủ 56 tuổi 7 tháng, có thời gian công tác 32 năm 6 tháng, trong đó có 15 năm 7 tháng làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Căn cứ quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 54 Luật BHXH, nếu đúng Ông có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc Danh mục nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì đủ điều kiện nghỉ hưu và không phải giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Về tỷ lệ phần trăm để tính lương hưu, cơ quan BHXH căn cứ hồ sơ cụ thể và thời gian Ông đề nghị giải quyết hưởng chế độ hưu trí để được hướng dẫn cụ thể.
Câu 50: Bạn đọc có địa chỉ email thangit...@gmail.com hỏi: Tôi đi bệnh khám được bác sỹ chẩn đoán mang thai ngoài tử cung, sau khi điều trị tôi ra viện được cấp giấy ra viện, phương pháp điều trị là Nội khoa, không ghi tuần tuổi thai. Sau đó, bác sỹ cho nghỉ từ ngày vào viện 25/02/2019 đến 02/3/2019 (ra viện cho nghỉ thêm 22 ngày). Với kết luận của Bệnh viện Nam Thăng Long thì chế độ của tôi được giải quyết như thế nào? (thai sản hay ốm đau vì không có tuần tuổi thai).
Điều 33 Luật BHXH quy định: Khi sẩy, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng không vượt quá số ngày theo quy định căn cứ vào tuần tuổi thai.
Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH, Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế quy định thai ngoài tử cung là thai bệnh lý.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp của Bạn bị thai ngoài tử cung được giải quyết chế độ thai sản. Bạn nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động để nộp cho cơ quan BHXH để xem xét, giải quyết theo quy định.
Câu 49: Bạn đọc có địa chỉ email lechimc20...@gmail.com hỏi: Một người thuộc hộ nghèo tham gia BHXH tự nguyện nếu chưa đủ 5 năm mà chết thì có được Nhà nước hỗ trợ mai táng phí không?
Tại Khoản 1 Điều 80 Luật BHXH quy định người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng (5 năm) trở lên thì được hưởng trợ cấp mai táng. Do vậy, trường hợp Bạn hỏi nếu người tham gia BHXH tự nguyện chưa đủ 5 năm (60 tháng) nên không được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của Luật BHXH.
Câu 48. Bạn đọc có địa chỉ email huyen29...@gmail.com hỏi: Công ty tôi có người nước ngoài lao động có thời hạn 2 năm, thời gian làm việc từ ngày 14 tháng 6 năm 2019 theo diện di chuyển nội bộ. Vậy tôi muốn hỏi có cần đóng BHXH cho trường hợp này không?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật BHXH và Luật An toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, lao động hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam trừ trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP hoặc đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 Bộ Luật Lao động.
Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hợp công ty ông/bà có người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo diện di chuyển nội bộ thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Câu 47: Bạn đọc có địa chỉ email ngohien0101...@gmail.com hỏi: Cho tôi hỏi vào thời điểm tháng 10/2012 tôi làm việc tại công ty Sam Sung huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, đến tháng 10/2013 tôi nghỉ việc và không được làm thủ tục chốt sổ BHXH. Vậy công ty Sam Sung có chốt sổ BHXH và gửi về BHXH tỉnh Bắc Ninh cho tôi không? Nếu có gửi về BHXH tỉnh Bắc Ninh thì tôi cần làm những thủ tục gì để nhận sổ?
Đề nghị bạn truy cập vào địa chỉ Http://baohiemxahoi.gov.vn > tra cứu > tra cứu quá trình đóng BHXH hoặc gọi điện cho tổng đài 19009068 hoặc soạn tin nhắn theo cú pháp TC-BHXH-mã số BHXH gửi 8179 để tra cứu quá trình đóng BHXH, BH thất nghiệp của bạn.
Sau đó, bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS nộp cho cơ quan BHXH để được cấp và xác nhận quá trình tham gia BHXH, BH thất nghiệp trên sổ BHXH cho bạn.
Câu 46: Bạn đọc có địa chỉ email nguyentoan608@gmail.com hỏi: Tôi muốn tiếp tục tham gia BHYT thì tôi cần phải đóng trước mấy ngày khi thẻ BHYT của tôi hết hạn?
Theo quy định của Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn hiện hành thì không quy định về thời gian phải đóng trước khi thẻ BHYT hết hạn. Tuy nhiên để đảm bảo thẻ BHYT gia hạn của bạn có thời gian nối tiếp thời gian hết hạn của thẻ BHYT cũ thì bạn nên đến Đại lý thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH đóng tiền BHYT trước khi thẻ BHYT cũ hết hạn.
Lưu ý bạn: Trong trường hợp bạn tham gia BHYT gián đoạn dưới 3 tháng trong năm tài chính thì thẻ BHYT gia hạn của bạn sẽ có giá trị từ ngày đóng tiền còn gián đoạn trên 3 tháng trong năm tài chính thì thẻ BHYT gia hạn của bạn sẽ có giá trị sau 30 ngày đóng tiền BHYT.
Câu 45: Bạn đọc có địa chỉ email thienanhtinh1...@gmail.com hỏi: Tôi có thẻ BHYT diện thân nhân công an cấp 02/2018, trên thẻ không ghi ngày hết hạn nên tôi không để ý tra cứu ngày hết hạn. Đến nay khi tra cứu thì đã hết hạn 6 tháng. Xin cho hỏi giờ tôi cần làm gì và đến đơn vị nào để gia hạn thẻ BHYT?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn một số biện pháp thi hành Luật BHYT, các đơn vị thuộc Bộ Công an có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT cho đối tượng thân nhân của sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân ( gọi tắt là thân nhân cán bộ, chiến sĩ công an). Vì vậy, nếu bạn thuộc đối tượng thân nhân cán bộ, chiến sĩ công an có thẻ BHYT đã cấp hết giá trị sử dụng thì cần liên hệ với Công an đơn vị, địa phương nơi cán bộ, chiến sĩ công an đang công tác để được lập hồ sơ gia hạn thẻ BHYT theo quy định.
Câu 44: Bạn đọc có địa chỉ email hang.bui.hvnh@gmail.com hỏi: Đến ngày 01/10/2019, em có đủ 5 năm liên tục tham gia đóng BHYT. Hiện, em đang là sinh viên năm cuối nên thẻ BHYT của em đến 30/6/2019 là hết hạn. Vậy giờ em muốn mua BHYT đến ngày 01/10/2019 có được không? Nếu được thì em mua ở đâu? Em xin cảm ơn.
Trường hợp bạn tốt nghiệp Đại học và thẻ BHYT hết hạn 30/6/2019 mà không thuộc các đối tượng tham gia BHYT theo nhóm 1, 2, 3, 4 quy định tại Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung thì bạn có thể tham gia BHYT theo hộ gia đình. Bạn có thể tới đại lý thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH quận/huyện nơi bạn sinh sống để nộp tiền đóng BHYT.
Câu 43: Bạn đọc có địa chỉ email thanhhue020397@gmail.com hỏi: Hiện tại công ty tôi có trụ sở chính tại Xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, đồng thời văn phòng đại diện ở phường Quang Vinh, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Vậy công ty của tôi có thể đóng BHXH ở Tp.Biên Hòa được không hay cần phải đóng ở huyện Vĩnh Cửu?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 quy trình thu ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam, Quyết định số 888/QĐ-BHXH sửa đổi quy trình thu ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH thì đơn vị có trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh, chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại công ty mẹ.
Căn cứ quy định nêu trên, công ty bạn có thể đóng theo địa bàn công ty mẹ hoặc đóng tại TP.Biên Hòa nơi công ty bạn đóng.
Câu 41: Bạn đọc có địa chỉ email vuthetramthu89@gmail.com hỏi: Tôi muốn hỏi nếu người lao động nghỉ việc không hưởng lương trên 14 ngày trong tháng để chăm con dưới 7 tuổi bị ốm thì đơn vị phải báo giảm theo phương án nào để người lao động được hưởng chế độ con ốm?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật BHXH năm 2014 người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH của tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Thủ tục báo giảm theo quy định tại Điều 23 quy trình thu BHXH, BHYT, BHTNLĐ-BNN do đơn vị lập gồm: Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-TS) ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH. Đơn vị có thể gửi hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng hồ sơ giấy hoặc giao dịch điện tử.
Câu 40: Bạn đọc có địa chỉ email baovict...@gmail.com hỏi: Công ty tôi thực hiện trả lương theo 2 phần: lương cơ bản và lương hiệu quả công việc. Lương cơ bản theo quy định lương tối thiểu vùng và tham gia BHXH. Lương hiệu quả được trả theo mỗi kỳ trả lương nhưng thay đổi theo mức độ hoàn thành công việc và ngày công làm việc, do đó không xác định được mức tiền cụ thể hàng tháng. Xin BHXH Việt Nam giải đáp giúp phần lương hiệu quả này có phải đóng BHXH không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014, Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH thì tiền lương đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Câu 39: Bạn đọc có địa chỉ email hoangho...@gmail.com hỏi: Tôi là người dân tộc Nùng, khi ở nhà tôi được cấp thẻ BHYT dân tộc. Nhưng khi tôi đi làm đóng BHYT ở công ty nên được cấp thẻ BHYT doanh nghiệp (mã DN). Tuy nhiên, ngày 30/04/2019 tôi đã nghỉ việc và trả lại thẻ BHYT doanh nghiệp cho công ty để về nhà. Vậy khi về nhà rồi tôi có được cấp thẻ BHYT cho người dân tộc không?
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành 1 số Điều của Luật BHYT thì người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ được Ngân sách Nhà nước cấp thẻ BHYT. Trường hợp của bạn là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và hiện nay đã nghỉ việc không đi làm thì được Ngân sách Nhà nước cung cấp thẻ BHYT. Đề nghị bạn liên hệ với UBND cấp xã nơi cư trú để được hướng dẫn và cấp thẻ BHYT theo quy định.
Câu 38: Bạn đọc có địa chỉ email lethituyen210419...@gmail.com hỏi: Hiện tại sổ BHXH của tôi đang dùng số chứng minh nhân dân (9 số), nhưng trong hợp đồng lao động của tôi là dùng số căn cước công dân (13 số). Vậy tôi có cần phải làm thủ tục thay đổi gì trong sổ BHXH không? Nếu không thay đổi sau này có khó khăn đến việc hưởng BHXH 1 lần hoặc BH thất nghiệp không?
Số CMND là một trong những tiêu thức quản lý người tham gia BHXH, việc thay đổi số CMND không làm ảnh hưởng đến việc hưởng các chế độ BHXH của bạn. Đề nghị bạn lập tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (theo mẫu TK1-TS) nộp cho cơ quan BHXH để điều chỉnh sang số căn cước công dân trong cơ sở dữ liệu quản lý của cơ quan BHXH.
Câu 37: Bạn đọc có địa chỉ email nhungpt19...@gmail.com hỏi: Tôi tham gia BHXH bắt buộc ở công ty, BHXH quận đã thông báo in sổ BHXH và thẻ BHYT thành công từ 06/06 nhưng đến 24/06 chưa nhận được thẻ BHYT và sổ BHXH. Tôi có liên hệ tới đơn vị phụ trách nhưng được thông báo phần chuyển sổ và thẻ do bưu điện chuyển tới và không quản lý phần chuyển phát này. Vậy tôi liên hệ tới Bưu điện như thế nào để kiểm tra sổ BHXH và thẻ BHYT?
Hiện nay cơ quan BHXH đã thực hiện việc chuyển hồ sơ qua dịch vụ hành chính công (Bưu điện). Trường hợp bạn đã nộp hồ sơ nhưng chưa nhận được sổ BHXH, thẻ BHYT thì bạn yêu cầu cơ quan BHXH kiểm tra, làm rõ lý do bạn chưa nhận được sổ BHXH, thẻ BHYT.
Câu 36: Bạn đọc có địa chỉ email nam...@uel.edu.vn hỏi: Tôi muốn hỏi mã thẻ BHYT của bà ngoại của tôi, và những thông tin liên quan. Bà ngoại tôi nay đã lớn tuổi, nên không còn nhớ. Thông tin giấy chứng minh nhân dân của bà ngoại tôi: Số CMND: 160766101 Họ tên: Lâm Thị Mặc Ngày sinh: 1925 (không nhớ ngày) Nguyên quán: xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Nam Định) Nơi thường trú: Yên Nhân, Ý Yên, Hà Nam Ninh, Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không Ngày cấp:11/11/1978. Kính mong BHXH trả lời sớm. Trân trọng.
Để tra cứu thông tin về thẻ BHYT, bạn có thể thực hiện qua những cách sau:
Kiểm tra qua danh sách cấp thẻ BHYT lưu tại đơn vị nơi lập danh sách đề nghị cấp thẻ.
Kiểm tra trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam (http://www.baohiemxahoi.gov.vn)
Gọi Trung tâm hỗ trợ khách hàng của BHXH Việt Nam qua tổng đài 19009068.
Ngoài ra, có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH, bưu điện văn hóa xã, UBND xã, đơn vị, đại lý thu nơi tham gia BHXH, BHYT, cơ sở KCB BHYT để được giải đáp. Để biết mã thẻ, bạn có thể thực hiện 1 trong số những cách trên để tra cứu.
Câu 35: Bạn đọc có địa chỉ email quyenphan05081...@gmail.com hỏi: Người lao động thay đổi số chứng minh thư, vậy có cần xác nhận thay đổi này với cơ quan BHXH và làm lại sổ BHXH theo số chứng minh mới không?
Theo Khoản 2, Điều 46, Quyết định số 395/QĐ-BHXH, cấp lại sổ BHXH (bìa, tờ rơi) các trường hợp: Mất; hỏng; gộp; thay đổi số sổ, họ, tên, chữ đậm; ngày tháng năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần cần thời gian đóng BH thất nghiệp chưa hưởng. Số CMND là tiêu thức quản lý đối tượng trong cơ sở dữ liệu. Do đó, không nhất thiết cần phải cấp lại sổ BHXH theo CMND mới. Đề nghị bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT ( theo mẫu TK1-TS) nộp cho cơ quan BHXH để điều chỉnh số CMT trong cơ sở dữ liệu).
Câu 34. Bạn đọc có địa chỉ email tienn...@vietgro.com hỏi: Tôi có 2 số sổ BHXH (1 đã đồng bộ và 1 chưa đồng bộ) thì có ảnh hưởng gì đến quá trình đóng BHXH không? Nếu phải gộp thì tôi cần làm những thủ tục gì?
Mã số BHXH là mã số định dạng duy nhất của người tham gia BHXH được cơ quan BHXH cấp và gắn liền xuyên suốt với quá trình đóng BHXH, BHYT của mỗi cá nhân. Việc bạn có 2 số sổ BHXH không ảnh hưởng đến quá trình đóng BHXH. Đề nghị bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (theo mẫu TK1-TS) kèm theo 2 sổ BHXH nộp cho cơ quan BHXH để gộp sổ BHXH.
Câu 33: Bạn đọc có địa chỉ email eminentzh...@gmail.com hỏi: Tôi tham gia BHXH và được cấp sổ BHXH tại TP.HCM, nhưng từ tháng 5 năm 2018 tôi vào làm việc tại công ty NETMARK VN và công ty đóng BHXH cho tôi tại TP.Hà Nội. Nay khi tra cứu lại tôi phát hiện có 2 mã số BHXH khác nhau. Vậy tôi muốn hỏi tại 2 mã số trong sổ BHXH của tôi không trùng nhau? Tôi có cần thiết phải thống nhất lại 1 mã số BHXH hay không?
Mỗi người tham gia chỉ được cấp 1 mã số BHXH duy nhất. Đề nghị bạn đến cơ quan BHXH thực hiện gộp sổ BHXH. Thành phần hồ sơ gồm có Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), các sổ BHXH.
Câu 32: Bạn đọc có địa chỉ email phamdung.mt...@gmail.com hỏi: Tôi đóng BHXH Từ 04/2015 đến 05/2016 tại Công ty may Hưng Long có địa chỉ tại Hưng Yên, sau đó tôi nghỉ việc. Từ 11/2017, tôi tiếp tục đóng BHXH tại công ty Kyocera có địa chỉ tại Hưng Yên. Từ 04/2019, tôi đóng BHXH tại công ty During có địa chỉ tại Hải Dương nhưng tôi chưa chốt được quá trình tại công ty Kyocera và tôi đã bị mất sổ BHXH. Vậy tôi muốn xin cấp lại sổ BHXH có được không? Và báo cấp mất ở đâu, nếu không được cấp lại thì tôi cần phải làm gì?
Trách nhiệm của người sử dụng lao động tại Khoản 5, Điều 21 Luật BHXH số 58/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014 quy định “Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”. Do đó, bạn đề nghị công ty Kyocera thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH cho bạn, trường hợp công ty không thực hiện chốt sổ BHXH thì bạn liên hệ với Tổ chức công đoàn của công ty hoặc cơ quan quản lý nhà nước về lao động để được bảo vệ quyền lợi. Đối với sổ BHXH bị mất bạn lập Tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) và nộp cho cơ quan BHXH để làm thủ tục đề nghị cấp lại sổ BHXH cho bạn.
Câu 31: Bạn đọc có địa chỉ email duchaog...@gmail.com hỏi: Tôi tham gia BHXH từ 2007 đến 2017 tại doanh nghiệp nhưng có 2 năm 2015-2017 doanh nghiệp chưa đóng BHXH và chưa chốt được sổ cho tôi (Lý do doanh nghiệp không đủ năng lực kinh doanh hoạt động). Năm 2017, tôi xin thôi việc và báo giảm. Từ năm 2017 đến 2019 tôi lao động tự do chưa tham gia BHXH đến 01/01/2019 tôi đóng BHXH ở 1 doanh nghiệp khác đến nay. Vậy tôi tham gia đóng như vậy có chốt được sổ và hưởng lương hưu theo chế độ hay không?
Theo quy định tại Điểm 3.2, Khoản 3, Điều 46 quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ”Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH”.
Do đơn vị cũ nợ tiền đóng nên cơ quan BHXH chưa thực hiện xác nhận tổng thời gian đóng BHXH, BHTN trên sổ BHXH cho bạn được. Vì vậy, bạn liên hệ và yêu cầu đơn vị cũ làm thủ tục xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đơn vị đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho bạn.
Câu 30: Bạn đọc có địa chỉ email qs.2...@gmail.com hỏi: Tôi tên Lê Thanh Tài, năm 2001-2003 tôi có làm công ty SAVI WOODTECH, sau đó tôi nghỉ đi học, khi về làm việc tôi bị thất lạc mất sổ BHXH cũ và CMND, qua đó tôi mất 3 năm tham gia đóng BHXH. Nay tôi muốn gộp sổ có được không và cần những thủ tục gì?
Theo quy định tại Điểm 2.1, Khoản 2, Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH thì người lao động được cấp lại sổ BHXH cho các trường hợp mất, hỏng, gộp; thay đổi số sổ, họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
Do đó, đề nghị bạn đến cơ quan BHXH để làm thủ tục cấp lại sổ BHXH cho bạn. Hồ sơ gồm có: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Câu 29: Bạn đọc có địa chỉ email dangkhoa1...@gmail.com hỏi: Đơn vị tôi có trường hợp lao động nữ sinh ngày 10/6/1969 đã tham gia BHXH được 21 năm. Tôi muốn hỏi lao động này có thể hưởng hưu theo diện suy giảm khả năng lao động 61% được không? Và thủ tục gồm những giấy tờ gì? Tôi xin cảm ơn?
Theo quy định tại Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì: “Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời theo bảng dưới đây:
Năm nghỉ hưởng lương hưu
Điều kiện về tuổi đời đối với nam
Điều kiện về tuổi đời đối với nữ
2016
Đủ 51 tuổi
Đủ 46 tuổi
2017
Đủ 52 tuổi
Đủ 47 tuổi
2018
Đủ 53 tuổi
Đủ 48 tuổi
2019
Đủ 54 tuổi
Đủ 49 tuổi
Từ 2020 trở đi
Đủ 55 tuổi
Đủ 50 tuổi
2. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành”.
Đối chiếu quy định nêu trên, trường hợp lao động nữ sinh ngày 10/6/1969 đã tham gia BHXH được 21 năm, nếu có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động.
Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
a) Sổ BHXH;
b) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;
c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
Câu 28: Bạn đọc có địa chỉ email lampham....@gmail.com hỏi:
Hiện tôi đang mang thai tháng thứ 4, dự sinh vào ngày 12/11/2019. Tháng 08/2018 tôi vào làm việc ở công ty T&T ( trụ sở chính ở Hà Nội) và bắt đầu tham gia BHXH từ tháng 10/2018 đến tháng 05/2019 thì chấm dứt HĐLĐ giữa hai bên. Công ty chốt sổ và đóng BHXH cho tôi đến hết tháng 05/2019. Tôi muốn hỏi trường hợp này tôi có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không? Nếu đủ điều kiện thì tôi có thể tự nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH nơi cư trú để làm thủ tục thai sản không? Thủ tục NLĐ tự nộp cần những giấy tờ gì?
Đối chiếu quy định nêu trên, trường hợp Bạn có thời gian đóng BHXH từ tháng 10/2018 đến tháng 5/2019 nếu Bạn sinh con vào tháng 11/2019, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (từ tháng 11/2018-10/2019), Bạn có 7 tháng đóng BHXH nên đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản.
Tại khoản 1 Điều 102 Luật BHXH quy định: Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
Câu 27: Bạn đọc có địa chỉ email lamnghia1...@gmail.com hỏi:
Tôi tham gia BHYT từ năm 2005, nhưng vì do học tập và công việc nên mỗi lần tham gia ở một nơi khác nhau, mỗi năm cấp một mã thẻ khác nhau. Hiện tại thẻ BHYT của tôi tới năm 2022 mới đủ thời điểm 5 năm liên tục. Vậy tôi cần làm những thủ tục gì để đính chính lại thời gian tôi đã tham gia BHYT?
Theo quy định tại điểm Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số Điều của Luật BHYT quy định: “thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng”.
Trường hợp của bạn đã được cấp thẻ BHYT theo nhiều đối tượng khác nhau, nếu đóng BHYT liên tục hoặc có thời gian tham gia gián đoạn (khi đóng BHYT theo các đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định sổ 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ) hoặc có thời gian gián đoạn tối đa không quá 03 tháng (khi đóng BHYT theo các đối tượng quy định tại Khoản 8 Điều 13 Nghị định sổ 146/2018/NĐ-CP), thì thời gian tham gia BHYT trước đó của bạn được tính vào tổng thời gian tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục.
Câu 26: Bạn đọc có địa chỉ email haisantai....@gmail.com hỏi:
Tôi muốn hỏi trường hợp người lao động bên tôi đã có BHYT 100% do quân đội cấp, nay tham gia lao động tại doanh nghiệp và được cấp thẻ mới. Vậy thẻ BHYT 100% do quân đội cấp có được sử dụng nữa không? Nếu dừng BHYT tại Doanh nghiệp và sử dụng BHYT 100% của quân đội cấp có được không?
Căn cứ Điểm 2 Khoản 7, Điều 1 của Luật số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13/06/2014 quy định: “Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này”; “Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất”.
Trường hợp của bạn (theo nội dung câu hỏi) chưa nêu rõ khi tham gia theo đối tượng quân nhân, bạn có thuộc đối tượng sĩ quân, quân nhân chuyên nghiệp hay không. Vì vậy, thẻ BHYT cấp cho bạn theo đối tượng người lao động là đúng quy định. Nếu trước khi chuyển sang doanh nghiệp, bạn thuộc đối tượng sĩ quân, quân nhân chuyên nghiệp trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (theo quy định tại Điểm b, Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số Điều của Luật BHYT), thì thẻ BHYT của bạn được đổi theo mã quyền lợi của đối tượng cựu chiến binh (được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi được hưởng BHYT).
Câu 25: Bạn đọc có địa chỉ email minhnguyen.nt1...@gmail.com hỏi:
Tôi hiện là sinh viên đại học, khoá học của tôi trong vòng 4 năm. Tôi hiện đang tham gia BHYT tại trường, về thời hạn tích luỹ 5 năm liên tục, thì khi kết thúc 4 năm học em sẽ không thể tham gia BHYT tại trường, tức mã thẻ sẽ thay đổi. Vậy em có thể tích luỹ tiếp các năm tiếp theo không? Hay phải tích luỹ lại từ đầu với mã cơ quan khác hoặc mã cá nhân mới?
Theo quy định tại điểm Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số Điều của Luật BHYT quy định: “thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng”.
Trường hợp của bạn (theo nội dung câu hỏi) sau khi ra trường chưa rõ sẽ tiếp tục tham gia BHYT theo đối tượng nào. Nếu đóng BHYT liên tục hoặc có thời gian tham gia gián đoạn (khi đóng BHYT theo các đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định sổ 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ) hoặc có thời gian gián đoạn tối đa không quá 03 tháng (khi đóng BHYT theo các đối tượng quy định tại Khoản 8 Điều 13 Nghị định sổ 146/2018/NĐ-CP), thì thời gian tham gia BHYT trước đó của bạn được tính vào tổng thời gian tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục.
Câu 24: Bạn đọc có địa chỉ email nguyenthidung...@gmail.com hỏi: Tôi làm công nhân samsung và nộp BHXH từ tháng 11/2017 đến hết tháng 04/2019 tôi xin nghỉ việc (thời gian nộp bảo hiểm liên tục là 01 năm 05 tháng), sau đó tôi không đóng BHXH nữa. Hiện tại tôi mới mang thai, dự kiến sinh 01/01/2020. Vậy khi sau khi sinh con tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu được thì thủ tục bao gồm những gì?
Đối chiếu quy định nêu trên, trường hợp Bạn có thời gian đóng BHXH từ tháng 11/2017 đến tháng 4/2019 nếu Bạn sinh con vào tháng 01/2020 thì trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2019) Bạn có 4 tháng đóng BHXH do đó, Bạn không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH năm 2014. Trương hợp khi mang thai Bạn phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì Bạn đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014.
Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau:
Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
Câu 23: Bạn đọc có địa chỉ email uyen...@gmail.com hỏi: Tôi công tác tại công ty từ 12/2005 đến nay, tôi xin nghỉ không lương từ 01/05/2019 - 01/12/2019. Tôi muốn hỏi trong thời gian tôi nghỉ không lương từ 01/05/2019 - 01/12/2019, tôi có được nhận BH thất nghiệp (BHTN) không? Nếu sau thời gian nghỉ không lương (sau ngày 01/12/2019) tôi xin nghỉ việc thì tôi có được nhận BH thất nghiệp không? Nếu được hưởng thì lương tháng bình quân làm căn cứ tính BH thất nghiệp được xác định như thế nào?
Theo thư Bạn trình bày, Bạn công tác tại công ty từ 12/2005 đến nay, từ 01/05/2019 - 01/12/2019 bạn xin nghỉ không lương, thời gian nghỉ không lương này bạn chưa nghỉ việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nên trong thời gian nghỉ không lương bạn không thuộc đối tượng được xem xét giải quyết trợ cấp thất nghiệp. Ngay sau thời gian nghỉ không lương, Bạn xin nghỉ việc thì lúc này bạn cũng không thuộc đối tượng đượng giải quyết trợ cấp thất nghiệp vì theo quy định Điều 49, Luật Việc làm thì người lao động được xem xét, giải quyết trợ cấp thất nghiệp phải là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp. Điều 12, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Trường hợp của Bạn nghỉ không lương, không đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/5/2019 đến ngày 01/12/2019 do đó không thuộc đối tượng xem xét giải quyết trợ cấp thất nghiệp theo quy định trên.
Câu 22: Bạn đọc có địa chỉ email Giangcong0...@gmail.com hỏi: Tôi đã đóng BHXH được 1 năm tại một công ty may ở địa bàn tỉnh Quảng Nam, nay tôi vẫn đang tiếp tục công việc và vẫn đóng BHXH năm thứ 2 và tôi có thể làm hồ sơ rút BHXH 1 năm và tiếp tục đóng tại công ty đó được không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ thì người lao động đủ điều kiện để hưởng BHXH một lần bao gồm:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Đối chiếu quy định trên, trường hợp của Bạn hiện nay vẫn đang tham gia BHXH bắt buộc nên không thuộc đối tượng được giải quyết hưởng BHXH một lần.
Câu 21: Bạn đọc có địa chỉ email 14480...@hcmut.edu.vn hỏi:
Trước đây tôi có tham gia BHYT tại trường. Hiện tại tôi tốt nghiệp về quê và tham gia BHYT hộ gia đình. Vậy cách tính BHYT của tôi theo 5 năm liên tục như thế nào? Và tra quá trình tham gia BHYT ở đâu?
Trường hợp của bạn đã được cấp thẻ BHYT trong thời gian học tại trường, nếu sau khi tốt nghiệp về quê, tiếp tục đóng BHYT theo đối tượng hộ gia đình nối tiếp với giá trị sử dụng của thẻ BHYT đó (hoặc có thời gian gián đoạn tối đa không quá 03 tháng), thì thời gian tham gia BHYT tại trường của bạn được tính vào tổng thời gian tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục.
Bên cạnh đó, bạn cũng dễ dàng tìm hiểu thông tin về thẻ BHYT bằng nhiều hình thức: kiểm tra qua danh sách cấp thẻ BHYT lưu tại đơn vị; kiểm tra trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam (http://www.baohiemxahoi.gov.vn); soạn tin nhắn với cú pháp BH BHYT {Mã thẻ BHYT} gửi đến 8179; gọi Trung tâm Hỗ trợ khách hàng của BHXH Việt Nam qua tổng đài 19009068. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH, bưu điện văn hóa xã, ủy ban nhân dân xã, đơn vị, đại lý thu nơi tham gia BHXH, BHYT, cơ sở khám, chữa bệnh BHYT để được giải đáp thỏa đáng.
Câu 20: Bạn đọc có địa chỉ email lucvanduong04...@gmail.com hỏi:
Tôi là người dân tộc Nùng, khi ở nhà tôi được cấp thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu số. Nhưng khi tôi đi làm được đóng BHYT tại công ty nên được cấp thẻ BHYT doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngày 30/04/2019 tôi đã nghỉ việc và trả lại thẻ BHYT doanh nghiệp cho công ty để về nhà. Vậy khi về nhà tôi có được cấp lại thẻ BHYT dân tộc và gộp thời gian đã tham gia BHYT để tiếp tục tham gia tại quê không?
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số Điều của Luật BHYT thì người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ được ngân sách Nhà nước đóng BHYT.
Trường hợp của bạn là người dân tộc thiểu số nếu đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ và hiện nay không đi làm thì bạn vẫn sẽ được ngân sách Nhà nước đóng BHYT theo đối tượng người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Đề nghị bạn liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để được hướng dẫn và giải quyết theo quy định.
Câu 19: Bạn đọc có địa chỉ email vovanhoang59...@gmail.com hỏi:
Thẻ BHYT của tôi có giá trị sử dụng đến ngày 31/12/2018. Đến nay tôi quên chưa gia hạn, nay tôi mua tiếp thời gian còn lại của năm 2019. Vậy tôi có được hưởng 05 năm liên tục không? Trước đó tôi đã tham gia đủ 05 năm liên tục từ 01/06/2018.
Trường hợp của bạn đã được cấp thẻ BHYT có hạn sử dụng đến 31/12/2019, nếu sau đó tiếp tục đóng BHYT theo đối tượng hộ gia đình nối tiếp với giá trị sử dụng của thẻ BHYT đó (hoặc có thời gian gián đoạn tối đa không quá 03 tháng), thì thời gian tham gia BHYT trước đó của bạn được tính vào tổng thời gian tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục.
Câu 18: Bạn đọc có địa chỉ email thanhcdt2k...@gmail.com hỏi: Vợ tôi bắt đầu tham gia BHXH từ tháng 8/2019. Hiện vợ tôi đang có thai. Tôi được biết, theo quy định, để được hưởng chế độ thai sản, vợ tôi phải đóng BHXH liên tục đến hết tháng 1/2020. Cho tôi hỏi, nếu vợ tôi sinh đúng vào ngày dự sinh là ngày 14/01/2020 thì có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không? Nếu không đủ điều kiện thì vợ tôi cần đi làm bao nhiêu ngày nữa để được hưởng chế độ thai sản?
Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, nếu vợ bạn sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng BHXH, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh. Nếu vợ Bạn sinh con từ ngày 15/01/2020 trở đi thì khi đó thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ tháng 2/2019 đến tháng 01/2020 và vợ Bạn có 06 tháng đóng BHXH, đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH.
Câu 17: Bạn đọc có địa chỉ email phungthisaly12..@gmail.com hỏi: Tôi đổi chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước thì có ảnh hưởng gì đến việc khai báo hồ sơ hưởng chế độ thai sản của tôi không?
Điều 101 Luật BHXH năm 2014 quy định hồ sơ hưởng chế độ thai sản thì chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước không thuộc thành phần hồ sơ làm căn cứ hưởng chế độ thai sản. Như vậy, khi Bạn đổi chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước không ảnh hưởng đến hồ sơ hưởng chế độ thai sản của Bạn.
Câu 16: Bạn đọc có địa chỉ email thanhthanhmcsa...@gmail.com hỏi: Hiện công ty tôi làm việc được nghỉ 2 ngày thứ 7 và chủ nhật. Vợ tôi sinh mổ nên tôi được nghỉ 7 ngày theo quy định của BHXH. Tôi muốn hỏi 7 ngày nghỉ đó có tính luôn thứ 7 và chủ nhật của công ty không hay được nghỉ 7 ngày làm việc và không tính những ngày công ty được nghỉ?
Điểm b Khoản 2 Điều 34 Luật BHXH năm 2014 quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con phải phẫu thuật là 07 ngày làm việc. Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của Bạn không bao gồm ngày nghỉ thứ Bẩy và Chủ nhật.
Câu 15: Bạn đọc có địa chỉ email huek53....@gmail.com hỏi: Tôi đã đóng BHXH liên tục từ tháng 09/2015 cho đến nay. Tính đến 13/6/2019 tôi đã mang thai được 9 tuần. Tuy nhiên, tôi đang có ý định xin thôi việc bắt đầu từ đầu tháng 8. Vậy tôi có được nhận chế độ thai sản không? Nếu được thì tôi sẽ nộp hồ sơ thủ tục tại đơn vị nào, cùng những hồ sơ gì?
Khoản 4 Điều 31 Luật BHXH quy định: Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Trường hợp của Bạn do không xác định được thời điểm sinh con nên không trả lời cụ thể được. Đề nghị Bạn tự tính, nếu tại thời điểm sinh con, Bạn đủ điều kiện theo quy định nêu trên thì Bạn được hưởng chế độ thai sản khi con.
Về hồ sơ: Tại khoản 1 Điều 101 Luật BHXH quy định hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
Điều 102 Luật BHXH năm 2014, Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản như sau:
Câu 14: Bạn đọc có địa chỉ email vn.chem...@yahoo.com hỏi:
Tôi có thẻ BHYT mã GDxx (mua theo hộ gia đình, ngày 20/6/2019 sẽ hết hạn). Năm 2018, tôi đi làm và hằng năm đều được Công ty đóng BHYT có mã DNxxx. Tôi có đi hỏi và được biết, thẻ BHYT của tôi không cần cấp lại mà sẽ tự được gia hạn. Vậy, thẻ BHYT của tôi có đúng là tự gia hạn không hay đến hết 20/6/2019, tôi phải ra cơ quan BHXH để xin gia hạn do liên quan đến thời gian đóng BHYT 5 năm liên tục?
Căn cứ Khoản 2, Điều 16 của Luật BHYT số 46/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13/6/2014, thì “mỗi người chỉ được cấp một thẻ BHYT”. Đồng thời, Khoản 2, Điều 13 và Khoản 2, Điều 22 của Luật này quy định: “Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định” và “Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất”.
Như vậy, thẻ BHYT cấp cho bạn theo đối tượng người lao động (có mã đối tượng ký hiệu: DN) là đúng quy định. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn đang đóng và có thêm 01 thẻ BHYT cấp theo đối tượng hộ gia đình (có mã đối tượng: GD) thì thẻ này được xác định là thẻ BHYT cấp trùng. Vì vậy, bạn cần liên hệ với cơ quan BHXH đã cấp trùng để được hoàn trả số tiền đã đóng và giảm thu trùng BHYT.
Ngoài ra, từ ngày 01/8/2017 BHXH Việt Nam đã ban hành quy định về việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo mã số BHXH sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế. Theo đó, thẻ BHYT cấp cho người tham gia theo mã số BHXH giúp bạn theo dõi và quản lý, xác định thời điểm tham gia đủ 5 năm liên tục của từng cá nhân. Đồng thời, trên thẻ BHYT mới chỉ ghi giá trị sử dụng từ ngày …/…/…… (bỏ quy định ghi giá trị sử dụng đến ngày). Vì vậy, đơn vị sử dụng lao động của bạn chỉ làm thủ tục đóng BHYT khi đến kỳ hạn đóng tiền, thẻ BHYT (cũ) đã cấp tiếp tục được sử dụng, không phải đổi lại thẻ BHYT mới hàng năm.
Câu 13: Bạn đọc có địa chỉ email phgthnh300919...@gmail.com hỏi: Làm cách nào để tôi biết được mình bắt đầu tham gia BHXH từ khi nào? Mã thẻ BHYT và số sổ BHXH có giống nhau không? Xin chỉ cho tôi cách để vào tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam?
Để biết được quá trình tham gia BHXH của mình bạn có thể truy cập vào địa chỉ http://baohiemxahoi.gov.vn à Tra cứu trực tuyến à Tra cứu quá trình tham gia BHXH; soạn tin nhắn theo cú pháp TC BHXH [Mã số BHXH] gửi 8179 để tra cứu thời gian đóng BHXH (ví dụ: TC BHXH 0110129425 gửi 8179) hoặc gọi tổng đài hỗ trợ 1900 90 68.
Về cấu trúc số sổ BHXH và mã thẻ BHYT hiện nay
Số sổ BHXH bao gồm 10 ký tự số là mã số BHXH của người tham gia.
Mã thẻ BHYT bao gồm 15 ký tự cả chữ và số trong đó 10 ký tự cuối là mã số BHXH của người tham gia.
Như vậy mã thẻ BHYT và số sổ BHXH giống nhau ở 10 ký tự cuối là mã số BHXH của người tham gia.
Câu 12: Bạn đọc có địa chỉ email nguyenduyphu20...@gmail.comhỏi: Trước đây, em làm tại Công ty CP phân phối Blue Star. Sau khi nghỉ việc, em có liên hệ nhiều lần để được nhận sổ BHXH nhưng công ty trả lời Sổ BHXH của em bị mất, hiện không có ở công ty. Giờ em muốn cấp lại sổ BHXH có được không và làm như thế nào? Hướng dẫn giúp em cách tra cứu quá trình em đã tham gia BHXH?
Trường hợp công ty cũ đã chốt sổ BHXH cho bạn thì lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho cơ quan BHXH để đề nghị cấp lại sổ BHXH cho bạn.
Câu 11: Bạn đọc có địa chỉ email ngohien0101...@gmail.com hỏi: Thời điểm tháng 10/2012, em làm việc tại công ty Sam Sung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 10/2013, em nghỉ việc và không được công ty chốt sổ BHXH. Giờ em phải làm gì để được chốt sổ BHXH? Cá nhân em có thể tự làm thủ tục chốt sổ BHXH được không?
Trách nhiệm của người sử dụng lao động tại Khoản 5, Điều 21 Luật BHXH số 58/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014 quy định “Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”. Trường hợp công ty của bạn không chốt sổ BHXH cho bạn, đề nghị bạn liên hệ với Tổ chức công đoàn của công ty hoặc kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về lao động để được bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
Câu 10: Bạn đọc có địa chỉ email ngocthanh06x...@gmail.com hỏi:
Tôi có hai thẻ BHYT: 1 thẻ có mã BT2 và 1 thẻ có mã DN4. Vậy cho tôi hỏi lúc khám chữa bệnh, tôi được hưởng quyền lợi như thế nào?
Như vậy, thẻ BHYT đã cấp cho bạn theo đối tượng người lao động là đúng quy định. Tuy nhiên, nếu bạn được cấp thêm 01 thẻ BHYT theo đối tượng người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, thì thẻ BHYT này được xác định là thẻ BHYT cấp trùng. Vì vậy, bạn cần liên hệ với cơ quan BHXH nơi đã cấp trùng thẻ BHYT, để giảm thu trùng BHYT. Đồng thời, được đổi mã quyền lợi ghi trên thẻ BHYT theo quyền lợi của đối tượng người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng.
Câu 9: Bạn đọc có địa chỉ email phamthilan15...@gmail.com hỏi: Xin chào quý cơ quan, tôi được biết để được hưởng chế độ thai sản thì phải "đóng BHXH đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh". Vậy thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ thời điểm em bé sinh ra đổ về trước hay như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng BHXH, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng BHXH thì thực hiện theo quy định tại điểm a nêu trên.
Câu 8: Bạn đọc có địa chỉ email mailydang...@gmail.com hỏi: Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản (sinh con và tham gia BHXH đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước sinh) nhưng công ty lại đang nợ tiền BHXH 02 tháng. Như vậy người lao động có được hưởng tiền trợ cấp thai sản không?
Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Căn cứ các quy định nêu trên, nếu tại thời điểm Bạn sinh con Bạn chưa đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản do đơn vị nợ đóng BHXH, Bạn yêu cầu đơn vị đóng đủ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ thai sản đối với Bạn.
Câu 7: Bạn đọc có địa chỉ email anh.ph...@mobitv.net.vn hỏi: Tôi tham gia BHXH được 5 năm. Nhưng có thời gian đóng bị ngắt quãng do tôi chuyển công ty khác làm việc. Thời gian gần nhất, tôi có đóng BHXH từ tháng 01/2019 đến hết tháng 6/2019 nhưng vì lý do cắt giảm nhân sự, công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động với tôi từ tháng 7/2019. Hiện tôi đang có bầu, dự kiến sinh ngày 22/11/2019. Cho tôi hỏi, tôi có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản và trợ cấp thất nghiệp không? Nếu được thì mức hưởng như thế nào?
Về chế độ thai sản
Căn cứ các quy định nêu trên, nếu Bạn sinh con vào tháng 11/2019, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (từ tháng 11/2018 – tháng 10/2019) Bạn có 6 tháng đóng BHXH nên đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Ngoài ra, Bạn còn được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con bằng 02 tháng lương cơ sở (cho mỗi con) tại tháng Bạn sinh con ttheo quy định tại Điều 39 Luật BHXH.
Về trợ cấp thất nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 luật việc làm năm 2013 như sau:
Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp ký HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ có xác định thời hạn;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm, trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập thì mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do Bạn không nêu rõ thời gian ngắt quãng do chuyển công tác là bao nhiêu lâu nên cơ quan BHXH không thể trả lời bạn có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không. Đề nghị Bạn đối chiếu các quy định nêu trên để xác định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp của mình.
Câu 6: Bạn đọc có địa chỉ email tttrantuan...@gmail.com hỏi: Trước đây em có đi làm và có tham gia BHXH, nhưng sau đó vì lí do sức khỏe em phải nghỉ việc. Trong thời gian nghỉ việc, em đã hưởng BHXH một lần, nhưng chưa hưởng BH thất nghiệp. Hiện tại, em đã đi làm lại ở công ty khác và có tham gia BHXH (nhưng địa chỉ hộ khẩu đăng ký BHXH ở công ty cũ và công ty mới là khác nhau). Vậy em xin hỏi, em muốn gộp sổ BHXH thì thủ tục như thế nào? Em có thể làm thủ tục gộp sổ tại cơ quan BHXH huyện nơi em đang có hộ khẩu không? Em xin cảm ơn.
Đối với trường hợp người tham gia đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng người tham gia sẽ được cấp lại sổ BHXH theo quy định tại Điểm 2.1, Khoản 2, Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH. Trường hợp bạn giải quyết chế độ BHXH 1 lần trước thời điểm 01/12/2015 thì được cơ quan BHXH cấp Giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng cho người hưởng BHXH một lần nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp (Mẫu số C15-TS) theo quy định tại Điểm 5.3, Khoản 5, Điều 40 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH;
Do đó, bạn có thể đến cơ quan BHXH hoặc thông qua đơn vị sử dụng lao động nơi bạn đang làm việc đề nghị gộp sổ BHXH cho bạn. Hồ sơ gồm có Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) và các sổ BHXH (hoặc Mẫu C15-TS).
Câu 5: Bạn đọc có địa chỉ email hiennt...@scb.com.vn hỏi: Khi tôi thực hiện tra cứu về thông tin BHXH của mình thì thấy các thông tin đều chính xác, chỉ có địa chỉ là chưa đúng. Cho tôi hỏi, giờ tôi phải làm gì để cập nhật thông tin địa chỉ cho chính xác?
Khi có yêu cầu điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN như: nhân thân, chức danh nghề, phương thức đóng, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, … thì người tham gia cần lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho cơ quan BHXH để cơ quan BHXH thực hiện cập nhật trên cơ sở dữ liệu.
Câu 4: Bạn đọc có địa chỉ email haminhkhue220919...@gmail.com hỏi: Theo kết quả tra cứu trên Website https://baohiemxahoi.gov.vn, tôi thấy mình có 2 số sổ BHXH. Điều này có gì bất thường không? Tôi có cần thiết phải đề nghị cơ quan BHXH chuyển giúp tôi về duy nhất 1 số sổ không?
Mã số BHXH là mã số định danh duy nhất của người tham gia BHXH được cơ quan BHXH cấp và gắn liền xuyên suốt với quá trình đóng BHXH, BHYT của mỗi cá nhân. Vì vậy, đề nghị ban liên hệ với cơ quan BHXH để xử lý đồng bộ mã số BHXH cho bạn.
Câu 3: Bạn đọc có địa chỉ email dongnghia...@gmail.com hỏi: Tôi sinh ngày 03/8/1959. Tháng 7/1977, tôi nhập ngũ đến tháng 6/1984, tôi mang quân hàm Trung úy, tháng 12/1986 mang quân hàm Thượng úy. Đến tháng 10/1990 tôi phục viên về địa phương (chưa được hưởng trợ cấp một lần). Thời gian tham gia quân đội là 13 năm 4 tháng (trong đó có 2 năm tại Biên giới Tây Nam, 7 năm tại K). Tháng 3/1997, tôi tham gia công tác tại UBND xã, là công chức và được tham gia BHXH bắt buộc, tháng 9/2019 tôi nghỉ hưu theo chế độ với hệ số lương đang hưởng là 3,6 và 0,15% phụ cấp chức vụ. Tổng thời gian công tác qua 2 giai đoạn là 35 năm 7 tháng (trong đó có 13 năm 4 tháng được cộng nối trong quân đội và 22 năm 4 tháng tại UBND xã).
Vậy tới đây, tôi nghỉ hưu thì mức lương được tính như thế nào và mức hưởng là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cám ơn.
Theo thông tin Ông cung cấp, Ông sinh tháng 8/1959, là công chức UBND xã, có thời gian công tác là 35 năm 7 tháng (từ tháng 7/1977 tham gia công tác trong quân đội, sau đó tháng 10/1990 phục viên về địa phương), hệ số lương hiện hưởng là 3.6, phụ cấp chức vụ là 0,15%.
Theo quy định hiện hành, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ lương hưu nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Trong đó, việc tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam nghỉ hưu trong năm 2019 như sau:
- 17 năm đầu tính bằng 45%
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm công tác được tính thêm 2%, tối đa 75%
Do Ông có 35 năm đóng BHXH, nghỉ hưu từ tháng 9/2019 nên Ông được hưởng lương hưu với tỷ lệ bằng 75%.
Tuy nhiên, thông tin Ông cung cấp chưa thể hiện cụ thể diễn biến tiền lương đóng BHXH nên cơ quan BHXH chưa đủ căn cứ để trả lời về mức hưởng lương hưu đối với Ông.
Đề nghị Ông cung cấp thông tin số sổ BHXH của Ông đến cơ quan BHXH địa phương để cơ quan BHXH căn cứ vào quá trình tham gia BHXH trên sổ BHXH tính và hướng dẫn cụ thể để Ông nắm được.
Câu 2: Bạn đọc từ email lnmn...@gmail.com hỏi:
Vừa rồi, em đi mổ mắt, trong phần ghi chú giấy ra viện của em ghi bệnh nhân được nghỉ 3 ngày. Tuy nhiên, công ty em không chấp nhận và yêu cầu phải có giấy hưởng BHXH thì mới duyệt. Còn phía bệnh viện nói chỉ cần giấy ra viện ghi như vậy là được tính nghỉ BHXH rồi. Xin cơ quan BHXH hướng dẫn em để em được hưởng quyền lợi theo quy định.
Theo Khoản 1, khoản 4 Điều 100 Luật BHXH năm 2014 quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động điều trị nội trú là Giấy ra viện, đối với người lao động điều trị ngoại trú là Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện.
Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH, Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế quy định: Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan BHXH căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ BHXH theo quy định.
Đối chiếu với các quy định nêu trên, trường hợp Giấy ra viện của Bạn đủ điều kiện xét duyệt hưởng chế độ ốm đau theo quy định. Bạn đề nghị đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH để xem xét, giải quyết.
Câu 1: Bạn đọc từ email tuyettrinh.nt.12...@gmail.com hỏi:Trong trường hợp người lao động vừa tham gia BHXH tháng đầu tiên chưa nhận được thẻ BHYT và sổ BHXH, trong tháng đó người lao động bị bệnh phải nằm viện. Vậy người lao động có được hưởng chế độ BHXH, BHYT không và cụ thể được hưởng những chế độ gì? Để được hưởng, người lao động cần hoàn tất những thủ tục gì?
Điều 25 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau là: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định: Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
Căn cứ các quy định nêu trên, người lao động bị ốm đau tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc ngay trong tháng đầu tham gia BHXH và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau.
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị ốm đau theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 100 Luật BHXH; khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, gồm:
- Trường hợp điều trị nội trú: Giấy ra viện. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.
Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
- Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
- Trường hợp người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ là bản dịch tiếng Việt giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
Người lao động nộp hồ sơ nêu trên cho đơn vị sử dụng lao động để nộp cho chơ quan BHXH xem xét, giải quyết hưởng chế độ ốm đau.
Khoản 1, Khoản 10 Điều 15 Luật BHYT năm 2014 quy định: Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng BHYT cho người lao động và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ BHYT.
Đối tượng thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, tham gia BHYT lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT. Trong thời gian chờ cấp thẻ BHYT, người lao động có nhu cầu đi khám bệnh, chữa bệnh thì đến cơ quan BHXH nơi quản lý đơn vị để được hướng dẫn cấp ngay thẻ BHYT.
Cổng TTĐT BHXH Việt Nam