Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong kiểm soát lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
12/01/2019 12:26 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đó là nhận định của đại diện UNICEF tại Việt Nam tại Hội thảo "Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ lây truyền HIV, giang mai và Viêm gan B từ mẹ sang con giai đoạn 2018 - 2030” vừa được tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Ảnh minh họa.
Phát biểu khai mạc, BS. Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) cho biết, thời gian qua, Ngành Y tế nói chung cũng như hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản, hệ thống phòng chống HIV/AIDS đã triển khai nhiều can thiệp dự phòng lây HIV từ mẹ sang con. Việc này đã kéo tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con từ 40% xuống rất thấp, thậm chí chỉ là 0%, giúp giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình, xã hội. Chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn là một ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước, vì vậy việc giảm và tiến tới loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con vào năm 2030 là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa nhân văn cao cả hướng tới một thế hệ tương lai mạnh khỏe với chi phí kinh tế hiệu quả nhất.
Bà Lesley Miller-Phó đại diện UNICEF tại Việt Nam đánh giá: Việt Nam đã đạt thành tựu ấn tượng trong việc kiểm soát HIV. Từ năm 2000 đến năm 2017, ước tính có 400.000 ca nhiễm HIV mới và gần 160.000 ca tử vong liên quan đến AIDS đã được ngăn chặn nhờ vào các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Nỗ lực ngăn ngừa lây HIV từ mẹ sang con được tích hợp trong hệ thống chăm sóc bà mẹ trẻ em là rất quan trọng. Dù có thành công, nhưng hằng năm Việt Nam vẫn có khoảng 2.500 phụ nữ mang thai nhiễm HIV, hơn 1/4 số đó không nhận được sự điều trị hay can thiệp phù hợp nhằm phòng chống lây chuyền từ mẹ sang con. Ngoài ra, Việt Nam là một trong những quốc gia có số bà mẹ mang thai bị viêm gan B cao nhất thế giới, khoảng 15%; số trẻ sinh ra mắc giang mai gia tăng. Bệnh lây truyền từ mẹ sang con có thể được ngăn ngừa qua tiêm chủng, sàng lọc, điều trị. Vì vậy, việc loại trừ bệnh lây truyền từ mẹ sang con hoàn toàn có thể thực hiện được.
Với mục tiêu tiến tới loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con vào năm 2030, kế hoạch đã đề ra các mục tiêu cụ thể: Rà soát, bổ sung và xây dựng mới chính sách, pháp luật, hướng dẫn, quy trình chuyên môn, cơ chế phối hợp giữa các chương trình tiến tới loại trừ 3 bệnh; đảm bảo người dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em được tiếp cận với dịch vụ, can thiệp loại trừ lây truyền HIV, giang mai và viêm gan B từ mẹ sang con một cách liên tục và có chất lượng; tăng cường nhận thức của các đối tượng can thiệp về dự phòng lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con; xây dựng mạng lưới triển khai và cơ chế theo dõi, đánh giá hiệu quả can thiệp…và các giải pháp chính: hoàn thiện chính sách và vận động xã hội; tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông; nâng cao chất lượng các dịch vụ chuyên môn cũng như năng lực báo cáo thống kê, giám sát, theo dõi và đánh giá…./.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Hà Nội công bố thanh tra 20 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, ...
BHXH Việt Nam thành lập Tổ tính toán cân đối quỹ BHXH, ...
BHXH Việt Nam tiếp nhận và xử lý cảnh báo chiến dịch tấn ...
Bắc Giang sớm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về BHXH, ...
Diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin khu vực ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?