Mỹ ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện công tác y tế học đường

27/10/2021 10:05 AM


Theo bà Rosemary K. Gerrans, Cựu chủ tịch Hiệp hội Y tế Trường học Hoa Kỳ, tuổi trẻ là một phần ba dân số và là tất cả tương lai của chúng ta. Do đó, việc chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho các em trong môi trường học đường là mối quan tâm hàng đầu của Hiệp hội Y tế Học đường Hoa Kỳ (ASHA). Sức khỏe, hạnh phúc của trẻ em và thanh thiếu niên phải là một giá trị cơ bản của xã hội. Để nâng cao sức khỏe học đường có hiệu quả cần có sự phối hợp hành động của giữa gia đình, nhà trường, các cơ quan quản lý các cấp và sự chung tay của cộng đồng

Hình minh hoạ (nguồn: Internet)

Các chuyên gia về vấn đề này cho biết, 50% bệnh tật, chấn thương và tử vong sớm là do lối sống không lành mạnh. Kinh nghiệm và bằng chứng nghiên cứu cho thấy rằng cách tiếp cận toàn diện về sức khỏe học đường có thể cải thiện kiến ​​thức, thái độ và hành vi liên quan đến sức khỏe của học sinh. Tuy nhiên, các yếu tố như di truyền, hệ thống KCB và các yếu tố kinh tế xã hội, văn hóa và môi trường khác cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của học sinh và thanh thiếu niên do đó việc triển khai công tác y tế học đường đòi hỏi cách tiếp cận đa diện, tích hợp để duy trì và cải thiện tình trạng sức khỏe cho học sinh thanh thiếu niên.

Phương pháp tiếp cận sức khỏe học đường của Hiệp hội Y tế học đường Mỹ là cách tiếp cận toàn diện bao gồm các hoạt động trong và ngoài nhà trường tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em nâng cao sức khỏe, phát triển hết tiềm năng và thiết lập các mối quan hệ hữu ích và thỏa mãn trong cuộc sống hiện tại và tương lai của họ. Các mục tiêu của cách tiếp cận toàn diện là: Tăng cường sức khỏe và tinh thần; Ngăn ngừa bệnh tật, các rối loạn và thương tật; Ngăn chặn các hành vi có nguy cơ cao; Can thiệp để trợ giúp các em và gia đình các em gặp khó khăn hoặc gặp rủi ro; Trợ giúp các em có nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt; Thúc đẩy các hành vi an toàn và sức khỏe tích cực.

Trong hướng dẫn của Hiệp Hội y tế học đường Mỹ bao gồm tám nội dung: môi trường học đường; giáo dục thể chất; các dịch vụ tế nhà trường; giáo dục thể chất; tư vấn, hướng dẫn và sức khỏe tâm thần; dịch vụ ăn uống và dinh dưỡng học đường; thực trạng sức khỏe địa phương; và lồng ghép các hoạt động sức khỏe cộng đồng và trường học. 

Hướng dẫn cũng cung cấp các bài học và kinh nghiệm triển khai tốt làm cơ sở cho các nhà quản lý y tế học đường địa phương tham khảo khi  xây dựng  các công cụ đánh giá nhu cầu, xác định nhu cầu phát triển nhân viên, cải thiện công tác  lập kế hoạch thực hiện và  đánh giá hiệu quả của các chương trình y tế học đường  toàn diện tại địa phương ví dụ tỷ lệ nhân viên y tá trường học trên sinh viên: đối với học sinh phổ thông là 1/750; 1/225 nếu nhà trường có học sinh bình thường và hoc sinh khuyết tật cùng học; 1/125 đối với nhà trường dành cho học sinh khuyết tật.

 

 

Nguyễn Khang