4,7 tỷ người tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình được bảo vệ bằng các chính sách an sinh xã hội
26/05/2025 10:04 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng thế giới về an sinh xã hội tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình năm 2025, đã có 4,7 tỷ người được bao phủ bởi chính sách an sinh xã hội - mức cao nhất trong thập kỷ qua.
Tại các nước đang phát triển, hệ thống an sinh xã hội càng được chú trọng để tăng cường khả năng ứng phó với các “cú sốc” như: Đại dịch, thiên tai, biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế hay xung đột. Báo cáo nêu rõ, trong đại dịch COVID-19 vừa qua, đã có 1,7 tỷ người ở khu vực này được hỗ trợ bởi các biện pháp bảo trợ xã hội, điều đó cho thấy, vai trò quan trọng của tấm “lá chắn” an sinh xã hội trong việc thích ứng với các “cú sốc”.
Hiện nay, hệ thống an sinh xã hội được Ngân hàng thế giới xây dựng và đánh giá bao gồm ba trụ cột: Trợ cấp xã hội; BHXH và các chương trình thị trường lao động. Theo bà Iffath Sharif, Giám đốc Toàn cầu về Bảo trợ Xã hội và Lao động của Ngân hàng Thế giới, các chính sách an sinh xã hội đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, không chỉ hỗ trợ bằng tiền mặt hay hiện vật, mà còn giúp người dân tự lực vươn lên thoát nghèo, thu hẹp khoảng cách về kỹ năng, tài chính, từ đó, mang lại lợi ích cho cả cộng đồng và nền kinh tế.
Hình minh họa (nguồn:Internet)
Mặc dù đã đạt được những thành tựu lớn trong việc mở rộng độ bao phủ của hệ thống an sinh xã hội, tuy nhiên, có đến ¾ người dân ở các nước thu nhập thấp chưa được tiếp cận các dịch vụ xã hội. Như vậy, vẫn còn 2 tỷ người ở khu vực này chưa được lưới an sinh xã hội bảo vệ. Đặc biệt, với tốc độ mở rộng diện bao phủ như hiện nay, thì phải mất 18 năm nữa mới có thể đạt bao phủ toàn diện cho nhóm người đang sống ở mức nghèo đói cùng cực này.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, hiện nay, các chính sách bảo trợ xã hội đang phân bố không đồng đều giữa nam và nữ, các quốc gia; các chương trình như lao động công ích, bảo hiểm thất nghiệp và dịch vụ giới thiệu việc làm có thể giúp tăng thu nhập đáng kể, nhưng chưa được khai thác do thiếu kinh phí và thiết kế chưa phù hợp…
Để phù hợp với bối cảnh, năng lực và tài chính của từng quốc gia, báo cáo đưa ra ba chương trình hành động về an sinh xã hội mà các chính phủ có thể thực hiện.
Mở rộng bao phủ an sinh xã hội thông qua đầu tư nguồn lực vào cơ sở dữ liệu, thanh toán số và hệ thống quản lý hồ sơ, đặc biệt ở các quốc gia thu nhập thấp. Thiết kế các chính sách hỗ trợ phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm giúp người dân, nhất là các quốc gia thu nhập trung bình vượt qua mức sống tối thiểu để hướng đến tự chủ và phát triển bền vững. Xây dựng hệ thống có khả năng ứng phó với các “cú sốc” như công cụ cảnh báo sớm để đảm bảo hỗ trợ kịp thời và ổn định việc làm trong các cuộc khủng hoảng.
Trong bối cảnh thế giới biến đổi ngày càng nhanh chóng, việc không hành động sẽ phải trả giá đắt hơn nhiều so với việc đầu tư kịp thời, không chỉ bằng chi phí tài chính mà còn bằng những cơ hội bị bỏ lỡ, sự bất bình đẳng gia tăng và khả năng chống chịu suy giảm qua nhiều thế hệ./.
Huệ Trần
Chi tiết >>
Trợ cấp thai sản cho người tham gia BHXH tự ...
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và điều kiện ...
Những điểm mới nổi bật của Luật BHXH 2024
Bộ Tài chính: Hướng tới nền hành chính hiện đại, số hóa ...
BHXH Việt Nam và WB: Thúc đẩy bao phủ an sinh xã hội toàn ...
Bản tin Audio số 64 - Tháng 5/2025
Nghệ An: Phát động Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu Luật BHXH, ...
Thẻ BHYT điện tử - thuận tiện, nhiều lợi ích cho người tham ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?