UNICEF: Lo ngại xu hướng bỏ học của học sinh các quốc gia đang phát triển
23/09/2022 09:16 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Giáo dục là một trong những quyền cơ bản nhất của trẻ em, bất kể các em sống ở đâu. Giáo dục miễn phí, bình đẳng và chất lượng tốt cũng là một trong những Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) mà LHQ đề ra. Giáo dục tạo nền tảng, giúp cho trẻ em có tương lai tốt đẹp; tuy nhiên, thật không may, hiện có không ít trẻ em phải bỏ học sớm vì lý do tài chính, xã hội và chính trị.
Dựa trên ước tính của UNICEF, cứ 10 trẻ em trên thế giới thì có một trẻ em là nạn nhân của lao động trẻ em. Những năm gần đây, Covid-19 đã khiến cuộc khủng hoảng này trở nên tồi tệ hơn, vì trẻ em phải làm việc trong nhiều giờ hơn.
Mặc dù việc tảo hôn/kết hôn dưới 18 tuổi là vi phạm nhân quyền nhưng gần 4/10 trẻ em gái vị thành niên ở Tây và Trung Phi kết hôn trước 18 tuổi. Tỷ lệ tảo hôn của trẻ em gái thấp hơn ở Đông và Nam Phi (32%). Trẻ em trai cũng phải đối mặt với việc kết hôn sớm. Dựa trên các báo cáo, 115 triệu nam thanh niên kết hôn trước 18 tuổi trên khắp thế giới; trong đó, Belize, Suriname và Nicaragua có tỷ lệ trẻ em nam kết hôn sớm cao nhất vào năm 2022.
Xu hướng bỏ học của học sinh các quốc gia đang phát triển tăng cao. Ảnh: Internet
Theo Viện Thống kê của UNESCO, có hơn 64 triệu học sinh cấp Tiểu học đã bỏ học vào năm 2020. Con số này tăng cao ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Ví dụ, ở Ethiopia, hơn 2 triệu học sinh cấp Tiểu học bỏ học, trong khi ở Ấn Độ, hơn 6 triệu học sinh cấp Tiểu học bỏ học. Tỷ lệ bỏ học giữa học sinh nữ và học sinh nam cũng khác nhau ở các quốc gia. Trẻ em trai ở Ấn Độ bỏ học nhiều hơn gần 2 lần so với trẻ em gái vào năm 2020, trong khi học sinh nữ có nguy cơ nghỉ học cao hơn 2 lần ở Ethiopia trong cùng một năm.
Trong nhiều năm qua, không ít tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện và học viện đang gây quỹ và thực hiện các chiến lược nhằm ngăn chặn, chấm dứt cuộc khủng hoảng giáo dục toàn cầu. UNICEF, UNESCO, Education International và The Global Partnership for Education là một số tổ chức phục vụ và hỗ trợ cho mục tiêu này. UNICEF hiện đang làm việc với các đối tác và Chính phủ khác nhau để xóa bỏ rào cản hiện tại trên con đường giáo dục của trẻ em gái, ưu tiên là tạo điều kiện cho trẻ em gái hoàn thành chương trình giáo dục THCS. Tại Hoa Kỳ, Đạo luật Giữ nữ sinh trong trường học được sử dụng như một giải pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng giáo dục toàn cầu và gỡ bỏ rào cản giáo dục đối với trẻ em gái bằng cách tăng cơ hội giáo dục và an ninh kinh tế.
Mặc dù trên thế giới đã và đang có nhiều nỗ lực đang giúp trẻ em gái có được một nền giáo dục vững bền hơn, song vẫn còn nhiều việc phải làm. Mỗi đóng góp nhỏ của chúng ta có thể cải thiện cuộc khủng hoảng giáo dục mà trẻ em gái phải đối mặt. Hơn nữa, giáo dục miễn phí có thể mang lại cơ hội bình đẳng cho cộng đồng tương lai của trẻ em gái, những người có thể trở thành chủ gia đình, chủ xã hội và nhà lãnh đạo của ngày mai. Bình đẳng trong giáo dục có thể dẫn đến các cộng đồng ổn định và văn minh trên toàn cầu, đặc biệt là chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học sớm.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày ...
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
(Video) BHXH Việt Nam chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?