Ủy ban Châu Âu đề ra phương thức phối hợp giải quyết tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế

09/04/2020 10:14 PM


COVID-19 là một sự báo động khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với công dân, xã hội và nền kinh tế ở tất cả các quốc gia thành viên. Đây hẳn là một cú sốc kinh tế lớn đối với EU. Vì vậy, hôm nay Ủy ban châu Âu đã đưa ra phương án ứng phó khẩn cấp để giảm thiểu tác động kinh tế xã hội do dịch COVID-19 gây ra. Giải pháp này áp dụng chung cho tất cả các quốc gia Châu Âu.

Ủy ban Châu Âu đang thực hiện các giải pháp ứng phó khẩn cấp để giảm thiểu tác động kinh tế - xã hội do dịch COVID-19 gây ra, ảnh minh họa, nguồn Internet

Ủy ban sẽ áp dụng tất cả các giải pháp sau đây để giảm thiểu hậu quả của đại dịch, đặc biệt là:

Đảm bảo nguồn cung cấp cần thiết cho các hệ thống y tế bằng cách duy trì tính toàn vẹn của Thị trường Đơn nhất, của sản xuất và sự phân phối chuỗi giá trị;

Hỗ trợ người dân để thu nhập và công việc không bị ảnh hưởng và tránh cuộc khủng hoảng này có thể sẽ diễn ra không hồi kết;

Hỗ trợ các doanh nghiệp và đảm bảo thanh khoản của ngành tài chính quốc gia có thể tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế

Cho phép các quốc gia thành viên hành động dứt khoát và đồng bộ nhờ tính linh hoạt của viện trợ nhà nước, sự ổn định và Hiệp định khung tăng trưởng của quốc gia.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết: “Đại dịch COVID-19 là một thử thách đối với tất cả chúng ta. Đây không chỉ là một thách thức chưa từng có đối với ngành y tế, mà còn là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế. Gói kinh tế quan trọng được công bố hôm nay nhằm mục tiêu đối phó với tình hình hiện tại. Chúng ta sẵn sàng thực hiện đa dạng giải pháp hơn nếu tình hình trở nên phức tạp hơn. Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để hỗ trợ người dân châu Âu và nền kinh tế châu Âu.”

Thực hiện linh hoạt Khung viện trợ Nhà nước

Giải pháp ứng phó đối với ngành tài chính sẽ được tài trợ bởi ngân sách của các quốc gia thành viên. Các quy tắc viện trợ của Nhà nước EU cho phép các quốc gia thành viên thực hiện hành động nhanh chóng và hiệu quả để hỗ trợ công dân và các công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với những khó khăn kinh tế do sự bùng phát của COVID-19.

Các quốc gia thành viên có thể đưa ra biện pháp hỗ trợ đa dạng và phù hợp với các quy tắc hiện hành của EU. Trước hết là thực hiện các biện pháp như trợ cấp tiền lương, tạm ngừng thanh toán thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng hoặc đóng góp xã hội. Ngoài ra, các quốc gia thành viên có thể cấp hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người tiêu dùng, ví dụ như các dịch vụ hay vé bị hủy hoặc không được hoàn trả. Thêm vào đó, các quy tắc viện trợ của Nhà nước EU cho phép các quốc gia thành viên giúp các công ty đối phó với tình trạng thiếu thanh khoản và cần viện trợ khẩn cấp. Điều 107(2)(b) trong Hiệp ước về chức năng của Liên minh Châu Âu (TFEU) cho biết các quốc gia thành viên có quyền bồi thường cho các công ty về thiệt hại do các sự cố đặc biệt, bao gồm các biện pháp trong lĩnh vực như hàng không và du lịch.

Hiện nay, ảnh hưởng của sự bùng phát COVID-19 ở Ý có tính chất và quy mô đủ nghiêm trọng để áp dụng Điều 107(3)(b) trong TFEU. Ủy ban sẽ phê duyệt các biện pháp hỗ trợ quốc gia bổ sung nhằm khắc phục thiệt hại về kinh tế.

Quyết định của Ủy ban về việc sử dụng Điều 107 (3) b cho các quốc gia thành viên khác sẽ được áp dụng tương tự. Ủy ban đang chuẩn bị một khung pháp lý đặc biệt theo Điều 107 (3) (b) TFEU để thông qua trong trường hợp cần thiết.

Ủy ban sẵn sàng hợp tác với tất cả các quốc gia thành viên để đảm bảo rằng các biện pháp hỗ trợ quốc gia nhằm giải quyết sự bùng phát của COVID-19 có thể được đưa ra một cách kịp thời.

Thực hiện linh hoạt Khung tài chính châu Âu

Ủy ban sẽ đề xuất với Hội đồng thực hiện linh hoạt khung tài chính của EU nhằm thực hiện các biện pháp cần thiết trong công tác phòng chống coronavirus và giảm thiểu tác động nghiêm trọng về kinh tế xã hội.

Trước hết, Ủy ban cho rằng đại dịch COVID-19 là một sự cố ngoài ý muốn, nằm ngoài phạm vi kiểm soát của chính phủ. Vì vậy, đã có hỗ trợ chi tiêu đặc biệt để ngăn chặn sự bùng phát của COVID-19 như: Chi phí khám chữa bệnh và hỗ trợ cho các công ty và người lao động.

Tiếp theo, Ủy ban sẽ khuyến nghị điều chỉnh các nỗ lực tài chính cần thiết từ các quốc gia thành viên trong trường hợp mức độ tăng trưởng bị đạt âm hoặc giảm mạnh.

Cuối cùng, Ủy ban sẵn sàng đề xuất với Hội đồng để thực hiện điều khoản chung về di động giá để đáp ứng hỗ trợ chính sách tài khóa bao quát hơn. Cùng với Hội đồng, điều khoản này sẽ tạm ngừng điều chỉnh tài khóa đã được khuyến nghị trước đó bởi Hội đồng trong trường hợp suy thoái kinh tế nghiêm trọng ở khu vực Châu Âu hoặc toàn EU.

Đảm bảo sự gắn kết trong Thị trường Đơn nhất

Phải có sự đồng lòng và thống nhất trong giải pháp phối hợp trên toàn Châu Âu, chúng ta mới có thể giải quyết được tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng này. Đoàn kết một lòng chính là chìa khóa trong cuộc khủng hoảng này, đặc biệt là đảm bảo có đủ các hàng hóa thiết yếu cho người dân để giảm thiểu rủi ro của dịch bệnh,. Chung tay bảo đảm sản xuất, dự trữ, sử dụng hợp lý các thiết bị bảo vệ y tế và thuốc chữa bệnh tại EU một cách công khai và minh bạch thay vì thực hiện các biện pháp đơn phương, làm cho các mặt hàng y tế thiết yếu bị hạn chế việc di chuyển tự do.

Do đó, Ủy ban đang thực hiện tất cả các bước cần thiết bằng cách hướng dẫn các quốc gia thành viên về cách đưa ra các cơ chế kiểm soát đầy đủ để đảm bảo an ninh nguồn cung; xây dựng một quy trình chung về việc mua bán các hàng hóa này; đề nghị sử dụng thiết bị bảo vệ chưa được đánh dấu CE.

COVID-19 đang gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến các hệ thống giao thông, mặc dù các chuỗi cung ứng Châu Âu đã liên kết chặt chẽ và thậm chí được hỗ trợ bởi một mạng lưới rộng lớn các dịch vụ vận chuyển hàng hóa trên đất liền, biển và trên không. Ủy ban đang làm việc với các quốc gia thành viên để đảm bảo dòng hàng hóa thiết yếu xuyên biên giới đất liền. Chủ yếu Ngành hàng không quốc tế và Châu Âu đã bị ảnh hưởng nặng nề. Theo tuyên bố của Tổng thống von der Leyen vào ngày 10 tháng 3, để giúp giảm thiểu tác động kinh tế và sinh thái của dịch bệnh, Ủy ban đang đề xuất tạm thời ngưng hoạt động của các hãng hàng không…

Cuối cùng, Ủy ban đang liên lạc với các quốc gia thành viên, các nhà chức trách quốc tế và các hiệp hội chuyên môn chủ chốt của EU để theo dõi tác động của COVID-19 đối với ngành du lịch và phối hợp các biện pháp hỗ trợ.

Huy động ngân sách EU

Để mang lại sự cứu trợ kịp thời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bị ảnh hưởng bởi COVID-19, ngân sách EU sẽ tận dụng các nguồn lực hiện có để hỗ trợ thanh khoản cho những doanh nghiệp này và sự hỗ trợ sẽ được áp dụng trên toàn quốc. Trong những tuần tới, Quỹ đầu tư Châu Âu sẽ sử dụng 1 tỷ EUR để giúp các ngân hàng cung cấp thanh khoản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, 100.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu và các nhà đầu tư nhỏ sẽ nhận được một khoản hỗ trợ tài chính tương đương 8 tỷ EUR. Những khoản vay cũng sẽ được giãn thời gian trả nợ nếu bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Tháo gỡ khó khăn cho lao động

Người lao động cần được hỗ trợ để tránh mất việc làm và mất thu nhập dài hạn. Ủy ban sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc này, đặc biệt là những hoạt động đã luôn được chứng minh là có hiệu quả từ trước đến nay như đẩy mạnh các khóa học ngắn hạn về việc làm hay các chương trình, hoạt động nâng cao kĩ năng và tay nghề.

Ủy ban sẽ đẩy nhanh hơn nữa việc chuẩn bị dự thảo cho Chương trình Tái bảo hiểm thất nghiệp Châu Âu nhằm hỗ trợ các chính sách của quốc gia thành viên, nhằm duy trì việc làm và kỹ năng, tay nghề.

Hơn nữa, Tập đoàn sáng kiến đầu tư trong phòng chống COVID-19 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai Quỹ xã hội Châu Âu, một quỹ hướng tới hỗ trợ người lao động và chăm sóc sức khỏe.

Quỹ điều chỉnh toàn cầu hóa Châu Âu (EGF) cũng có thể được huy động để hỗ trợ những người lao động phải nghỉ việc và những người sử dụng lao động tư theo các điều kiện của Quy định hiện hành và sau này. Quỹ sẽ cung cấp khoản hỗ trợ lên đến 179 triệu EUR trong năm 2020.

Sáng kiến đầu tư trong phòng chống COVID-19

Theo sáng kiến mới này, Ủy ban đề xuất đầu tư 37 tỷ EUR theo Chính sách gắn kết trong công tác phòng chống COVID-19. Để đạt được hiệu quả cao nhất, Ủy ban đề xuất bãi bỏ yêu cầu các quốc gia thành viên hoàn trả tiền tài trợ chưa sử dụng. Số tiền này rơi vào khoảng 8 tỷ EUR từ ngân sách EU, nhờ đó các quốc gia thành viên sẽ có thể sử dụng để bổ sung 29 tỷ EUR vào quỹ tài trợ cấu trúc trên toàn EU. Điều này sẽ tăng hiệu quả số tiền đầu tư vào năm 2020 và hỗ trợ sử dụng khoản tài trợ chính sách liên kết trị giá 28 tỷ EUR chưa được phân bổ trong các chương trình chính sách gắn kết năm 2014-2020. Ủy ban kêu gọi Nghị viện Châu Âu và Hội đồng nhanh chóng phê duyệt và thông qua đề xuất này trong vòng hai tuần tới.

Ngoài ra, Ủy ban còn đề nghị mở rộng phạm vi của Quỹ Đoàn kết Liên minh Châu Âu, xem xét triển khai huy động nếu cần thiết cho các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Kinh phí hỗ trợ lên đến 800 triệu EUR trong năm 2020./.

Hà Duyên