Dự kiến lương cơ sở tăng từ 1,3 lên 1,39 triệu đồng/tháng từ ngày 1-7-2018
07/01/2018 11:02 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đây là nội dung dự thảo nghị định của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, vừa được Bộ Nội vụ đưa ra lấy ý kiến trên website của cơ quan này.
Ảnh minh họa, nguồn Internet.
Theo tờ trình, Bộ Nội vụ cho biết mức lương cơ sở 1,3 triệu đồng/tháng mới chỉ bằng mức chuẩn về thu nhập của người cận nghèo của khu vực thành thị giai đoạn 2016-2020.
Mức này chỉ bằng 41,43% mức lương tối thiểu vùng bình quân năm 2017 của khu vực doanh nghiệp, đạt gần 36% bình quân mức nhu cầu sống tối thiểu và đạt 60,3% mức chi tiêu bình quân đầu người một tháng năm 2016. Điều này "dẫn đến tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang còn nhiều khó khăn".
Dự thảo nghị định có 6 điều, trong đó quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng đối với cán bộ, công chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc lực lượng vũ trang.
Nghị định cũng quy định mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật; tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật, tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở là 1,39 triệu đồng kể từ ngày 1-7-2018.
Về kinh phí thực hiện, dự thảo nêu rõ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, bảo đảm tự cân đối nhu cầu tăng chi do điều chỉnh mức lương cơ sở trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao năm 2018 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; sử dụng một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương thực hiện so với dự toán năm 2017 do Thủ tướng giao và nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2017 chưa sử dụng hết chuyển sang.
Đối với một số địa phương ngân sách khó khăn, sau khi thực hiện quy định nêu trên mà vẫn thiếu nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 thì ngân sách trung ương bổ sung số thiếu để địa phương thực hiện.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh tặng quà người có công, gia ...
BHXH huyện Yên Bình: Thi đua tạo động lực phát triển
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?