Kon Tum: Quyết tâm khắc phục nợ đọng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp
11/09/2017 03:59 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tính đến 31/8, tổng nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum là xấp xỉ 57,8 tỷ đồng, tăng gần 14,3 tỷ đồng (32,8%) so cùng kỳ năm ngoái, trong đó chỉ tính riêng nợ BHYT lên gần 22,4 tỷ đồng, đáng chú ý là có trên 200 đơn vị nợ BHXH từ 6 tháng trở lên với gần 17,4 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Theo báo cáo của BHXH tỉnh, nhiều đơn vị sử dụng lao động có số nợ và tỷ lệ nợ đọng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp lớn như tại huyện Đăk Hà nợ trên 5,6 tỷ đồng (chiếm 10% so với kế hoạch thu); các đơn vị ở địa bàn thành phố Kon Tum nợ hơn 10,8 tỷ đồng (chiếm 8,6%); các đơn vị do Phòng Quản lý thu thuộc BHXH tỉnh quản lý, nợ gần 33,3 tỷ đồng ( chiếm 7,4%)... trong đó, nhiều doanh nghiệp nợ trên 6 tháng với số tiền lớn, đơn cử là: Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Duy Tân nợ trên 2,8 tỷ đồng, thời gian nợ gần 3 năm; Công ty Cổ phần Tấn Phát nợ gần 1,5 tỷ đồng, thời gian nợ 2 năm 2 tháng; Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum nợ gần 1,4 tỷ đồng, thời gian nợ 3 năm 8 tháng; Công ty Cổ phần Trường Long nợ trên 740 triệu, thời gian nợ 1 năm 3 tháng... Cá biệt có một số đơn vị thuộc khối cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cũng nợ với số tiền khá lớn.
Có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là các đơn vị sản xuất hoạt động đặc thù, đóng BHXH, BH thất nghiệp theo mùa vụ, không kịp thời, kéo theo lãi chậm nộp ngày càng tăng; nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ làm ăn thua lỗ kéo dài nên không có tiền trang trải các khoản phải chi như tiền lương, tiền đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để răn đe các hành vi vi phạm dẫn đến một bộ phận doanh nghiệp cố tình chiếm dụng quỹ BHXH phục vụ việc kinh doanh... riêng nợ của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp là do có huyện được giao tự chủ một phần ngân sách thì trong giai đoạn đầu năm thu không đủ bù chi nên các đơn vị thuộc các huyện này khó tránh khỏi nợ đọng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Trước thực tế này, BHXH tỉnh Kon Tum đang triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu đảm bảo tiến độ đúng quy định; tăng cường các giải pháp thu hồi nợ đọng, quyết tâm giảm tỷ lệ nợ xuống dưới mức 3% trong thời gian sớm nhất. Ông Phạm Lê Thọ, Trưởng phòng Khai thác và thu nợ, BHXH tỉnh cho biết: “Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền hướng về cơ sở, trong đó chú trọng hình thức tuyên truyền, đối thoại trực tiếp tại các đơn vị sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp thì hiện nay BHXH tỉnh đang xúc tiến thành lập 2 tổ thu nợ để trực tiếp bám sát đơn vị đôn đốc thu, cùng đơn vị chung tay tháo gỡ khó khăn để việc thu nộp BHXH, BHYT, BH thất nghiệp được diễn ra thông suốt.”
Hai Đổng
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?