Hướng dẫn một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí
12/05/2025 04:30 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng số 63-HD/BCĐTW một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí (viết tắt là Hướng dẫn 63-HD/BCĐTW). Trong đó, nhận diện, chỉ rõ các hành vi, biểu hiện lãng phí, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác phòng, chống lãng phí…
Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nguồn ảnh: TTXVN
Hướng dẫn 63-HD/BCĐTW đã chỉ ra 07 hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống, bao gồm:
Hành vi vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý tài chính công, tài sản công, gây lãng phí. Hành vi gây lãng phí liên quan đến xây dựng, ban hành thể chế về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng đất đai và các tài nguyên khác. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Hành vi khác gây lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công theo quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Về nội dung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống lãng phí, văn bản hướng dẫn nêu rõ, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong phòng, chống lãng phí. Tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn quốc. Tham mưu, ban hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống lãng phí; làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh lãng phí, những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ngăn ngừa, khắc phục, hoàn thiện. Chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống lãng phí. Trong đó, tập trung kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ phát sinh lãng phí, dư luận xã hội quan tâm…
Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW cũng nêu rõ những quy định cụ thể về trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng; các cơ quan nhà nước; Mặt trận Tổ quốc; các đoàn thể chính trị - xã hội và cơ quan báo chí, truyền thông trong việc thực hiện, xử lý vi phạm lãng phí. Đồng thời, hướng dẫn về việc xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, gây lãng phí một cách nghiêm minh.
Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống lãng phí. Tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát, tự phê bình nội bộ; kịp thời khen thưởng những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các cáp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống lãng phí.
Các cơ quan nhà nước tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống lãng phí của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động việc chấp hành các quy định, quy trình, quy chế nội bộ; thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan, đơn vị đảm bảo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện hiệu quả, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội có trách nhiệm thực hiện giám sát, phản biện xã hội; phản ánh kịp thời, đẩy đủ, chính xác đến cấp có thẩm quyền những hành vi vi phạm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các nhân trong phòng, chống lãng phí.
Các cơ quan báo chí, truyền thông phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, đưa tin, đấu tranh với các hành vi vi phạm, biểu hiện lãng phí; cung cấp thông tin, tài liệu về các dấu hiệu lãng phí đến cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, gây lãng phí phải bị xem xét trách nhiệm, xử lý nghiêm minh và bồi thường theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, tổ chức , đơn vị, doanh nghiệp có vốn nhà nước. Trường hợp vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật, nghiêm cấm giữ lại để xử lý nội bộ.
Đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, gây lãng phí do nguyên nhân khách quan hoặc đã chủ động phát hiện và áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý, khắc phục hậu quả của vi phạm hoặc thực hiện theo mệnh lệnh, quyết định của cấp trên mà không biết các quyết định, mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì được xem xét, loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước./.
Chi tiết >>
Những điểm mới nổi bật của Luật BHXH 2024
BHXH Việt Nam chi trả đầy đủ, kịp thời lương hưu, ...
Video: HĐQL BHXH họp thường kỳ quý I/2025 quyết ...
Bản tin Audio số 62 - Tháng 5/2025
BHXH Khu vực I: Tối ưu sử dụng quỹ BHYT, bảo đảm quyền lợi ...
Người dân có thể tham gia BHXH, BHYT qua Cổng Dịch vụ công ...
BHXH Khu vực XVII: Triển khai hiệu quả nhiệm vụ, phục vụ ...
Yên Bái: Chỉ đạo tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?