Tạo thuận lợi để người dân tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
15/01/2019 04:51 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đây là một nội dung được đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019, chiều 14/01.
Công khai các chủ trương, chính sách BHXH, BHYT trong thực hiện QCDC ở cơ sở
Theo báo cáo, trong năm 2018, việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn có nhiều chuyển biến tích cực, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, phong trào thi đua “Dân vận khéo”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”…
UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục quan tâm, chú trọng thực hiện nội dung công khai cho nhân dân biết như kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, khung giá đất, việc đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng; chủ trương, chính sách về người có công, BHXH; chính sách ưu đãi cho người nghèo, BHYT, vay vốn; các phiên họp, bình xét hộ nghèo; mức thu các loại phí, lệ phí… đảm bảo dân chủ, minh bạch.
Việc công khai các nội dung được thực hiện với nhiều hình thức phù hợp, thông qua hệ thống loa truyền thanh, các cuộc họp thôn, tổ dân phố, niêm yết tại trụ sở HĐND, UBND, nhà văn hóa, thông báo tại các kỳ họp HĐND, các hội nghị, các cuộc tiếp xúc cử tri…
Nhiều mô hình hay tiếp tục được duy trì và nhân rộng như: Mô hình “Xây dựng tổ dân phố văn hóa, văn minh”; mô hình khu dân cư kiểu mẫu… đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện dân chủ, tự quản ở cơ sở với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Việc phối hợp tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị với các tầng lớp nhân dân được quan tâm đã kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giải quyết những bất cập, vướng mắc từ cơ sở.
Nhiều tỉnh, thành phố thành lập trung tâm dịch vụ hành chính công tạo bước chuyển biến rõ nét trong cải cách thủ tục hành chính, hướng tới xây dựng văn hóa xin lỗi đối với các hồ sơ giải quyết trễ hẹn, nâng cao sự hài lòng của cá nhân, tổ chức.
Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được các cơ quan, đơn vị duy trì, chỉ đạo giải quyết theo đúng thẩm quyền quy định và đạt được nhiều kết quả. Năm 2018, các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 27.580 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt 83,7%. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước, trả lại cho tập thể, cá nhân 213,2 tỷ đồng, 97,2 ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 1.800 tập thể, cá nhân; kiến nghị xử lý vi phạm 462 người, chuyển cơ quan điều tra 9 vụ.
Phát huy dân chủ, nhất là dân chủ trực tiếp cơ sở (ảnh minh hoạ)
Đa số các doanh nghiệp quan tâm tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giữa người lao động và người sử dụng lao động. Có khoảng 25.023 bản Thỏa ước Lao động tập thể được ký mới hoặc sửa đổi, bổ sung.
Động lực tạo đồng thuận thực hiện tốt dân chủ cơ sở
Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai nêu hai vấn đề cần quan tâm trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở. Đó là một bộ phận người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo ở đô thị… còn gặp khó khăn trong cuộc sống, khoảng cách giàu - nghèo tiếp tục có xu hướng tăng. Những vướng mắc đang tồn tại trong quan hệ giữa chính quyền và người dân dẫn đến các vụ việc bức xúc, khiếu kiện phức tạp, đông người liên quan đến đất đai, môi trường ở một số địa phương.
Để tạo đồng thuận thực hiện tốt dân chủ cơ sở, đồng chí Trương Thị Mai cho rằng trước hết phải phát huy quyền làm chủ để người dân tham gia vào quá trình phát triển một cách tự giác, tự nguyện. Muốn vậy, người dân phải được thông tin, vận động, tuyên truyền, giải thích đầy đủ. Các cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm thực sự đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân.
“Khi người dân tham gia thực chất vào quá trình xây dựng chính sách thì cũng sẽ tham gia thực sự vào quá trình thực thi”, đồng chí Trương Thị Mai gợi mở.
Năm 2019, cần tiếp tục phát huy dân chủ, nhất là dân chủ trực tiếp cơ sở nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế, sức mạnh trong nhân dân; đưa việc thực hiện QCDC ở cơ sở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Cùng với đó, tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về dân chủ và thực hành dân chủ; đẩy mạnh thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 bảo đảm thực chất, hiệu quả; tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2018/NĐ-CP; thực hiện tốt “Năm dân vận chính quyền” 2019 trên tinh thần phát huy những kết quả đạt được.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh tặng quà người có công, gia ...
BHXH huyện Yên Bình: Thi đua tạo động lực phát triển
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?