Quốc hội và các mục tiêu phát triển bền vững
19/12/2018 11:01 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Vừa qua, hội nghị “ Quốc hội và các mục tiêu phát triển bền vững” đã khai mạc tại TP Đà Nẵng. Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh phát triển bền vững là sự lựa chọn đúng đắn nhất nếu không muốn nói là duy nhất đúng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị.
Hội nghị do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam phối hợp với các cơ quan của Liên hợp quốc, Liên minh Nghị viện thế giới tổ chức, nhằm phổ biến nội dung Bộ Công cụ tự đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên minh Nghị viện thế giới.
Tham dự và chủ trì Hội nghị có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Ngài Martin Chungong - Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU); Ngài Kamal Malhotra - Điều phối viên Thường trú Liên Hợp Quốc, Trưởng các cơ quan đại diện Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.
Các đại biểu tham gia phiên thảo luận tại hội nghị.
Theo Phó Thủ tướng, thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu phát triển toàn diện, hoàn thành trước thời hạn nhiều mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), tạo ra những thay đổi to lớn trong xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người dân, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 của Liên Hiệp Quốc phản ánh 150/169 mục tiêu cụ thể của MDGS, trong đó nhấn mạnh yêu cầu coi mọi người dân vừa là chủ thể vừa là đối tượng thụ hưởng thành quả phát triển.
Mới đây, tại diễn đàn chính trị cấp cao 2018 về phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (HLPF 2018), Chính phủ Việt Nam đã có báo cáo rà soát quốc gia tự nguyện.
Hiện nay, Chính phủ đang hoàn thiện những bước cuối cùng để ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cùng hHệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững với 196 chỉ tiêu.“Phát triển bền vững là sự lựa chọn đúng đắn nhất, nếu không muốn nói là duy nhất đúng. Việc này đặt ra nhiều thách thức với tất cả quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển” - ông nhìn nhận.
Dù đã ra khỏi tình trạng kém phát triển nhưng Việt Nam vẫn còn là một nước thu nhập trung bình thấp, chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có tốc độ già hóa dân số thuộc nhóm cao nhất thế giới. Cùng với đó, sức ép tăng trưởng kinh tế trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn chế, thu nhập của người dân còn thấp đã dẫn tới không ít nơi chưa chú trọng đúng mức tới bảo vệ môi trường, tới các vấn đề xã hội.
"Đứng trước yêu cầu phải phát triển nhanh hơn để bắt kịp các nước đi trước nhưng Chính phủ Việt Nam xác định phát triển nhanh nhưng phải bền vững và nếu phải đặt lên bàn cân thì cần ưu tiên hơn cho yêu cầu bền vững, cụ thể và trực tiếp nhất là cho bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội", Phó Thủ tướng chia sẻ.
Ông Martin Chungong - Tổng Thư ký Liên minh nghị viện thế giới.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ Việt Nam đã xác định tập trung chỉ đạo triển khai thành công kế Koạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030, trong đó đặc biệt lưu ý:
Một là nghiên cứu, trình Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
Hai là cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030.
Ba là ưu tiên bố trí nguồn lực, tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh; trồng và bảo vệ rừng. Xây dựng các chính sách cụ thể khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh. Thực hiện tốt các cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải nhà kính; sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới.
Bốn là tiếp tục thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững. Đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.
Năm là tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường năng lực sáng tạo quốc gia và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Sáu là đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển bền vững, nhất là trong kết nối hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, theo dõi, giám sát, đánh giá theo chuẩn mực quốc tế đối với các mục tiêu phát triển bền vững.
Với thời lượng dự kiến kéo dài trong 2 ngày 17 và 18/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ tin tưởng Hội nghị sẽ giúp các cơ quan chính phủ, cộng đồng khoa học, doanh nghiệp và toàn xã hội xác định rõ hơn yêu cầu, phương hướng và được tiếp thêm động lực để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển bền vững./.
Quyết Thắng
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?