ĐBQH: Hiệp định CPTPP là “đòn bẩy” lớn cho các doanh nghiệp Việt
04/11/2018 07:39 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 2/11, Quốc hội thảo luận về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đánh giá về tác động của Hiệp định này đối với nền kinh tế, các các đại biểu Quốc hội cho rằng: Hiệp định CPTPP sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam...
Trao đổi bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng, để thích ứng cũng như tận dụng được thời cơ từ hiệp định này, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và nâng cao tay nghề đội ngũ người lao động, đồng thời phải đặt uy tín, chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, có như vậy khi hội nhập mới đạt được kết quả cao. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội ghi nhận một số ý kiến của các đại biểu.
Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai: Các doanh nghiệp cần chú trọng đến thương hiệu.
Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh: Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, da giày của Việt Nam sẽ có cơ hội lớn do thuế quan hỗ trợ cho các ngành này. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực nông nghiệp thì cũng không ít thách thức. Do vậy, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh chú trọng đến thương hiệu, làm sao xây dựng được thương hiệu. Bên cạnh đó xây dựng được nguồn nhân lực của mình. Con người phải nắm được công nghệ, hội nhập với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phải có tâm phải và phải làm bằng chính cái tâm của mình, bền vững chứ không phải làm chộp giật. Có như vậy chúng ta mới hội nhập đạt được hiệu quả tích cực.
Đại biểu Lưu bình Nhưỡng: CPTPP đẩy mạnh nội lực nền kinh tế của Việt Nam.
Đại biểu Lưu bình Nhưỡng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre: Chúng ta có thêm nhiều thị trường để đảm bảo cho quá trình suất nhập khẩu đặc biệt là hàng hóa của chúng ta sẽ thâm nhập vào thị trường châu Âu, đây là vấn đề hết sức quan trọng, đẩy mạnh nội lực nền kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó chúng ta có cơ hội tiếp cận với những cái mới, tiếp cận công nghệ mới và phương pháp quản lý mới. Và khi chúng ta tham gia CPTPP sẽ mở ra một trang mới trong mối quan hệ không chỉ kinh tế mà cả vấn đề về chính trị, xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ gặp những thách thức nhất định. Do vậy đòi hỏi chúng ta phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ để tạo ra sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng: CPTPP sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương: Việt Nam đã tham gia rất nhiều hiệp định song phương, đa phương và đổi mới kinh tế cũng rất lớn. Chúng ta thông qua Hiệp định CPTPP là việc tiếp tục thực hiện lộ trình thực hiện hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương mà trước đây chúng ta đã tham gia ký kết. Thông qua hiệp định này sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của nước ta, các doanh nghiệp có cơ hội tiến sâu hơn vào các thị trường trên thế giới. Những doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao sẽ là cơ hội lớn, đòn bẩy để các doanh nghiệp phát triển./.
Theo quochoi.vn
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?