Nhiều hoạt động trong Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống HIV/A
10/11/2017 04:43 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm phát động trong cả nước Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2017. Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017 với chủ đề “Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020” với nhiều hoạt động thiết thực.
Ảnh minh họa. Nguồn internet
Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm khuyến khích các bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh, thành phố tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2017. Thời điểm tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động HIV/AIDS cần được thực hiện trước hoặc trong ngày mở đầu Tháng Hành động (ngày 10/11/2017).
Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2017 tổ chức tập trung tại cấp bộ, ngành và tỉnh/thành phố. Các cuộc mít tinh và diễu hành quần chúng nên được tổ chức vào thời điểm thuận lợi cho việc huy động cộng đồng tham gia như ngày cuối tuần (25-26/11) hoặc Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12/2017). Ngoài Lễ mít tinh, có thể tổ chức các sự kiện phối hợp như diễu hành hoặc quần chúng đi bộ, đạp xe, chạy, trưng bày, triển lãm, ca nhạc, biểu diễn kịch, truyền thông lưu động hoặc các sự kiện gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS.
Ngoài mít tinh và diễu hành cấp tỉnh, thành phố, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm khuyến khích các tỉnh, thành phố, các bộ ngành chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức các cuộc mít tinh hoặc các sự kiện thích hợp tại các quận, huyện, xã, phường, đơn vị tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị.
Đồng thời tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS. Nội dung truyền thông cần chú trọng vào các nội dung: Lợi ích của tư vấn xét nghiệm sớm HIV và xét nghiệm định kỳ với nhóm có hành vi nguy cơ cao; các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV; điều trị bằng thuốc ARV; bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS; đảm bảo tài chính cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS... Giới thiệu, quảng bá rộng rãi các dịch vụ xét nghiệm HIV; dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến để mọi người dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận và sử dụng.
Bên cạnh đó, tổ chức mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như tư vấn xét nghiệm HIV lưu động; xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng; điểm cấp phát thuốc Methadone; điểm cấp phát thuốc ARV tại các trạm y tế xã. Tổ chức các hoạt động vận động đưa trẻ nhiễm HIV đến trường học chung với trẻ không nhiễm HIV và chống kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ nhiễm HIV.
Vận động các doanh nghiệp tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động, nhận người lao động là người nhiễm HIV, người sau cai, người đang được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Kiện toàn, củng cố hệ thống chuyển tiếp, chuyển tuyến, đặc biệt là dịch vụ cung cấp các phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV như bao cao su, bơm kim tiêm sạch cho mọi người dân có nhu cầu tại cộng đồng...
Ngoài ra, tùy điều kiện cụ thể, các hội nghị, hội thảo sau đây cần được tổ chức ở các địa phương, đơn vị: Các hội nghị, hội thảo về các chủ đề:Xét nghiệm HIV tại cộng đồng; đánh giá việc thực hiện các mục tiêu 90-90-90 để hướng tới kết thúc AIDS; Huy động và đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS đủ điều kiện để ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm y tế; kiểm điểm việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; chống kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng, tại trường học, cơ sở y tế và nơi làm việc; Chương trình phối hợp đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” giai đoạn 2012-2020...
Tổ chức gặp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ với những người nhiễm HIV, người dễ bị tổn thương với HIV; truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV tiếp tục thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng; lợi ích của tư vấn xét nghiệm HIV sớm; lợi ích điều trị sớm HIV/AIDS;lợi ích của bảo hiểm y tế với người nhiễm HIV, vận động người nhiễm HIV chủ động tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh.
Các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả như: Xét nghiệm HIV tại cộng đồng do cán bộ y tế và nhân viên cộng đồng thực hiện, mô hình trong dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và chống kỳ thị phân biệt đối xử, các mô hình mà người nhiễm HIVchủ động vươn lên làm chủ trong phòng, chống HIV/AIDS và giúp nhau trong cuộc sống.
Theo tiengchuong.vn
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Bắc Giang sớm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về BHXH, ...
Diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin khu vực ...
Người dùng đã có thể đăng nhập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt ...
Bản tin Audio số 39 - Tuần 4 tháng 11/2024
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?