• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Thạch Bình
Ngày gửi:
08/04/2024
Lĩnh vực:
Hưu trí, tử tuất
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Chào cơ quan BHXH TP.HCM. Cô là nhân viên của công ty, hiện đang mắc bệnh dài ngày theo mã bệnh dài ngày của bộ Y Tế. Cho cô hỏi là đến khi nào cô có thể hưởng lương hưu? Và mức hưởng là bao nhiêu? Nếu không may không khỏi bệnh thì người nhà cô có được hưởng trợ cấp tử tuất gì không? Mức hưởng như thế nào? Cô tên Trần Thị Kiều Phượng, mã BHXH: 7911447526 Cô cảm ơn.

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
05/06/2024
File đính kèm:
Câu trả lời:

Tra cứu mã số BHXH 7911447526 trên Hệ thống quản lý thu và sổ, thẻ
của ngành BHXH thể hiện bà Trần Thị Kiều Phượng sinh ngày 27/10/1966, có
12 năm 3 tháng đóng BHXH (từ tháng 11/2011 đến tháng 5/2024, hiện đã nghỉ
việc).
+ Về chế độ hưu trí
Theo quy định hiện hành tại Điều 169, khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao
động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính
phủ, người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH khi đủ tuổi sẽ được hưởng
lương hưu. Về tuổi nghỉ hưu kể từ ngày 01/01/2021 của người lao động làm việc
trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động
nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm
03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi
năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Theo quy định nêu trên, tuổi nghỉ hưu của lao động nữ trong năm 2024 là
56 tuổi 4 tháng. Tại tháng 5/2024, Bà đã 57 tuổi 7 tháng và đủ điều kiện về tuổi
3
để hưởng lương hưu. Tuy nhiên, Bà chưa đủ 20 năm đóng BHXH để đủ điều
kiện hưởng chế độ hưu trí.
Theo điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015 NĐ-CP ngày
29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về
BHXH tự nguyện thì người lao động có thể lựa chọn phương thức đóng BHXH
một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện
về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn
thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng
lương hưu.
Trường hợp Bà không tiếp tục làm việc và đóng BHXH bắt buộc thì có
thể đóng BHXH tự nguyện một lần cho thời gian còn thiếu cho đủ 20 năm để
hưởng lương hưu theo quy định nêu trên, thời điểm được hưởng lương hưu tính
từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho thời gian còn thiếu. Mức
hưởng lương hưu phụ thuộc vào diễn biến tiền lương, thu nhập tháng đóng
BHXH và tổng thời gian đóng BHXH khi Bà đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.
+ Về trợ cấp mai táng: Trường hợp người lao động đang tham gia
BHXH bắt buộc hoặc đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên đang bảo
lưu thời gian đóng BHXH; Người đang hưởng lương hưu theo quy định tại điểm
a, điểm c khoản 1 Điều 66 Luật BHXH chết thì người lo mai táng được nhận
một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao
động chết.
+ Về trợ cấp tuất:
Trường hợp hưởng tuất hàng tháng: Điều 67 Luật BHXH năm 2014
quy định:
1. Người lao động khi chết mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì
thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng BHXH tủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với
mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng
trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả
năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ
đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55
tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ
hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo
hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn
4
nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối
với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ
hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo
hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn
nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy
giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Tại Điều 68 Luật BHXH năm 2014 quy định:
1. Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của mỗi thân nhân bằng 50% mức
lương cơ sở, trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức
trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
2. Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người.
+ Trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần: Thân nhân đủ điều kiện
hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định nêu trên mà có nguyện vọng thì
được nhận trợ cấp tuất một lần (trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ
hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) hoặc người lao
động không có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì cũng
được hưởng trợ cấp tuất một lần
Trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia
BHXH được tính theo số năm đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng
mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước
năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho các
năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình
quân tiền lương tháng đóng BHXH theo khoản 1 Điều 70 Luật BHXH năm
2014.
Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương
hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng
đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết
vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp
giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang
hưởng.
BHXH Việt Nam cung cấp một số thông tin liên quan đến nội dung Bà
hỏi. Trường hợp cần tư vấn cụ thể hơn, đề nghị Bà liên hệ cơ quan BHXH địa
phương để được giải đáp.