• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Vương Đinh Cảnh
Ngày gửi:
20/03/2024
Lĩnh vực:
Hưu trí, tử tuất
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Anh tôi tham gia công tác từ năm 1976 tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội. Đến năm 1990 anh tôi được điều chuyển đến đơn vị khác, song do hoàn cảnh gia đình nên anh tôi tôi tự xin nghĩ việc. Tôi xin hỏi như sau: - Tôi được áp dụng Khoản 6 mục II Thông tư số 13/NV ngày 04 tháng 9 năm 1972 để tính thời gian công tác có được hay hay phải áp dụng quy định khác? - Nếu phải áp dụng quy định khác thì quy định đó ở đâu?

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
04/06/2024
File đính kèm:
Câu trả lời:

Theo điểm b Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày
11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về
BHXH bắt buộc thì “Người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã
nghỉ việc trước ngày 01/01/1995 thì việc xác định thời gian công tác để tính
hưởng BHXH được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời
gian công tác trước ngày 01/01/1995 để hưởng BHXH, trừ quy định tại Điều 3
của Nghị định số 66/CP ngày 30/9/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế
độ BHXH đối với lực lượng vũ trang; Điều 3 của Nghị định 43/CP ngày
22/6/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ BHXH; Điều 54 của Điều lệ
BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ;
Điều 49 Điều lệ BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan,
binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định
số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ và Khoản 4 Điều 139 của Luật BHXH
năm 2006.”
Theo quy định tại Điểm 6, Mục II Thông tư số 13/NV ngày 4/9/1972 của
Bộ Nội vụ hướng dẫn và quy định cụ thể về việc tính thời gian công tác của
công nhân viên chức nhà nước “Thời gian công nhân, viên chức thương binh
nằm chờ công tác do tổ chức chưa kịp bố trí thì được tính là thời gian công tác
liên tục (nếu vẫn liên tục công tác). Nhưng nếu cơ quan, xí nghiệp, đơn vị đã bố
trí công tác hợp lý mà không chịu nhận thì thời gian đó không được tính là thời
gian công tác, còn thời gian trước đó vẫn được cộng với thời gian công tác sau
này để tính là thời gian công tác liên tục.

Đồng thời tại tiết c, Điểm 12, Mục II Thông tư số 13/NV quy
định:“những trường hợp không do yêu cầu của tổ chức mà công nhân, viên chức
tự ý xin thôi việc, quân nhân xin giải ngũ vì hoàn cảnh riêng, sau được trở lại
làm việc thì thời gian công tác trước khi nghỉ việc hoặc giải ngũ không được
tính là thời gian công tác liên tục mà chỉ được tính là thời gian công tác nói
chung”. Anh của Bạn công tác từ năm 1976 tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà
Nội đến năm 1990 được điều chuyển đến đơn vị khác, song do hoàn cảnh gia
đình nên tự xin nghỉ việc. Vì vậy, thời gian công tác nói trên của anh Bạn không
được tính là thời gian công tác để tính hưởng BHXH