• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Phạm Minh Hiếu
Email:
minhhieu.svt.97@gmail.com
Ngày gửi:
21/03/2024
Lĩnh vực:
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Cơ quan tôi có 01 đồng chí bị tai nạn lao động ở khu vực đầu gối phải, tuy nhiên trước đó bạn này đã mổ nội sau tái tạo dây chằng gối phải. Nay đi giám định y khoa xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể là 31% (đủ điều kiện hưởng TNLĐ hằng tháng). Tuy nhiên vết thương trước đó không phải do tai nạn lao động, nếu chỉ tính vết thương mới không cộng dồn thì được dưới 30% (không đủ điều kiện hưởng TNLĐ hằng tháng). Vậy BHXH Việt Nam cho hỏi đơn vị nên đề xuất chế độ gì cho bạn này?

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
17/05/2024
File đính kèm:
Câu trả lời:

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư số 56/2017/BYT ngày
29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo
hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế, căn cứ tổn
thương ghi nhận tại Giấy chứng nhận thương tích, Hội đồng giám định y khoa sẽ
thực hiện khám giám định theo tổn thương ghi nhận tại Giấy chứng nhận thương
tích.
Trường hợp Bạn muốn làm rõ trường hợp người lao động cụ thể tại cơ quan
Bạn, đề nghị Bạn liên hệ với Hội đồng giám định y khoa, nơi đã thực hiện khám
giám định cho người lao động tại cơ quan của Bạn để được giải đáp cụ thể.
Về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, tại khoản 1 Điều 48 và khoản 1 Điều
49 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định: Người lao động bị suy giảm khả năng
lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần; Người lao động bị suy
giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
Như vậy, Bạn căn cứ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để xác định người lao
động được hưởng trợ cấp TNLĐ một lần hoặc trợ cấp TNLĐ hàng tháng

298/CSXH-BHTN 20240516

BHXH Việt Nam trả lời