Phải có chiến lược bài bản chuyển đổi số quốc gia
15/11/2024 10:43 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.
Tham dự diễn đàn có Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; lãnh đạo, đại diện các bộ, ngành, địa phương, tổ chức quốc tế và lãnh đạo một số doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số là một xu thế tất yếu, toàn cầu - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, để công cuộc chuyển đổi số quốc gia phát triển hiệu quả, thực chất đòi hỏi phải có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm. Quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực. Cụ thể: Phải đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhận thức, hành động; triển khai có hiệu quả chuyển đổi số quốc gia, gắn với chủ đề của năm 2024: “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”; Phát huy tính chủ động, sáng tạo; huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế số, xã hội số; xây dựng văn hóa trên môi trường số, kiến tạo môi trường số văn minh, hiện đại, an ninh, an toàn.
Phó Thủ tướng thường trực đề nghị, thời gian tới, các bộ, cơ quan liên quan, địa phương tăng cường nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số; tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế số, cơ chế, chính sách ưu đãi, vượt trội thúc đẩy; tập trung phát triển công nghệ số, dữ liệu số chất lượng cao, đồng thời chú trọng phát triển các lĩnh vực mới; thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển và ứng dụng các sản phẩm Make in Viet Nam; huy động các nguồn lực cho thúc đẩy nghiên cứu và phát triển.
Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, tư tưởng chính của diễn đàn tập trung 2 định hướng là: phát triển kinh tế số (kinh tế số) bằng thúc đẩy cả cung và cầu về kinh tế số và chương trình hành động của Bộ TT-TT với các bộ, ngành để thúc đẩy phát triển kinh tế số các ngành, các lĩnh vực. Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, các lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động là chủ đề chính của diễn đàn năm nay.
Diễn đàn thảo luận về các nội dung như kích cung cho kinh tế số thông qua chuyển đổi số các doanh nghiệp; kích cầu cho kinh tế số thông qua kích cầu tiêu dùng số; đo lường kinh tế số các ngành, các địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế số; mở dữ liệu, chia sẻ dữ liệu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số; thúc đẩy sản xuất thông minh; phát huy vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp công nghệ số lớn trong chuyển đổi số; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số; phát triển kinh tế số xanh và bền vững.
Diễn đàn là sự kiện quan trọng, một lần nữa khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp trong tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế số, xã hội số - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Ông Thái Thanh Quý - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương cho biết, diễn đàn này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ những thay đổi về nhận thức và hành động từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là của cộng đồng doanh nghiệp và người dân để chuyển đổi số trở thành hiện thực. Các ý kiến tại diễn đàn này sẽ góp phần xác định rõ hơn con đường phát triển kinh tế số tại Việt Nam, từ đó tìm ra những giải pháp sáng tạo, tạo động lực mới cho sự phát triển đột phá và nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ kinh tế toàn cầu.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh, định hướng mới của Bình Dương đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 là phát triển hệ sinh thái đô thị - công nghiệp thông minh, trong đó kinh tế số, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đóng vai trò nòng cốt. Diễn đàn lần này là cơ hội để tất cả cùng nhau chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về chuyển đổi số và định hướng phát triển kinh tế số và xã hội số cho các địa phương. Bình Dương mong muốn học hỏi từ những mô hình, sáng kiến hiệu quả để nâng cao năng lực chuyển đổi số. Diễn đàn sẽ mở ra nhiều mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, giúp Việt Nam đón đầu các xu thế công nghệ của thời đại.
Diễn đàn gồm phiên toàn thể và 3 phiên chuyên đề gồm: Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp theo chuỗi giá trị; Ứng dụng công nghệ số - Lực đẩy cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; Sáng tạo số, AI và dịch vụ.
Tại phiên toàn thể, các diễn giả đã tham luận các nội dung, như: chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM; Mô hình triển khai điểm đến du lịch thông minh trên toàn quốc - Hiện trạng và giải pháp; Boosting Viet Nam productivity with AI; chuyển đổi số để phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ kinh nghiệm thành công của tập đoàn TH; chuyển đổi số công nghiệp: Kinh nghiệm thực tiễn triển khai tại Becamex IDC; Hạ tầng số cốt lõi cho sản xuất công nghiệp; Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu….
Phạm Chính
Chi tiết >>
Bảo hiểm xã hội
BHXH bắt buộc
BHXH tự nguyện
Bảo hiểm y tế
Thông tin cơ sở
Bảo hiểm thất nghiệp
Thông tin khác
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...