Giảm 1% xét nghiệm, mỗi năm tiết kiệm gần 240 tỷ đồng
07/08/2017 10:54 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Gần 40 bệnh viện thuộc tuyến Trung ương và tuyến tỉnh bắt đầu sử dụng chung kết quả xét nghiệm từ ngày 1/8.
Giảm 1% xét nghiệm sẽ tiết kiệm gần 240 tỷ đồng
Trước đây, khi chưa thực hiện chủ trương liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện, quy trình khám chữa bệnh thông thường là: Người dân đến lấy số đăng ký, chờ đợi đến lượt, vào khám bác sĩ cho các chỉ định, trong đó có xét nghiệm, rồi đi làm các xét nghiệm, chụp chiếu, chờ đợi lấy kết quả và trở lại để bác sĩ kết luận.
Nếu trong trường hợp phải chuyển tuyến, người bệnh lại được chỉ định làm các xét nghiệm tương tự tại bệnh viện tuyến trên! Các chỉ định xét nghiệm lặp lại đã khiến tình trạng quá tải tại các bệnh viện thêm trầm trọng. Người bệnh vừa phải đợi chờ mất thời gian, vừa tốn kém chi phí để trả cho những xét nghiệm mình vừa thực hiện cách đó không lâu.
Liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện không chỉ tiết kiệm tiền bạc mà còn giảm tải các công đoạn thừa trong việc khám chữa bệnh.
Cũng vì thế, trong văn bản chỉ đạo về vấn đề này vào tháng 2 năm nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao Bộ Y tế sớm hoàn thiện các thông tư hướng dẫn để triển khai Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016-2025; lộ trình đến ngày 1/1/2018 sẽ liên thông kết quả xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm thuộc bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 và tương đương của Bộ Y tế.
Có tính toán cho thấy, chỉ cần giảm được 1% số xét nghiệm mỗi năm thì người bệnh đã giảm được 4,75 triệu lượt xét nghiệm, tiết kiệm được gần 240 tỷ đồng.
Theo lộ trình đến ngày 1/1/2018 sẽ thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1, đến năm 2020 thực hiện liên thông xét nghiệm đối với các bệnh viện trong cùng tỉnh, thành và đến năm 2025 sẽ liên thông xét nghiệm ở tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.
Phải đặt chất lượng xét nghiệm lên hàng đầu
Có thể khẳng định chủ trương liên thông kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế là điều hết sức đúng đắn và cần thiết. Song để áp dụng vào thực tiễn là điều không hề dễ dàng. Liên thông làm sao để đảm bảo để chất lượng các xét nghiệm đạt chuẩn, từ đó đảm bảo sức khỏe, quyền lợi cho người bệnh mới là điều quan trọng.
Nhìn thực tế hơn, số bệnh viện có phòng xét nghiệm đạt chuẩn vẫn là con số quá ít ỏi so với hàng ngàn cơ sở y tế trong cả nước (theo thống kê có chưa đến 5% trong tổng số 3.000 phòng xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189). Còn chất lượng kết quả xét nghiệm cũng là điều khiến người dân lo lắng. Ngay trong năm 2016, thống kê của ngành y tế cho thấy, còn một tỷ lệ bệnh viện có đến 60% kết quả là có sai sót/nhầm lẫn nên liên thông ngay thì chưa ổn cho người bệnh.
Trước mắt, người bệnh khi đi khám chữa bệnh tại gần 40 bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh có phòng xét nghiệm đạt chuẩn sẽ được liên thông kết quả xét nghiệm. Số còn lại sẽ thực hiện theo lộ trình. Song, với thực tế nhân lực, trang thiết bị, máy móc xét nghiệm hiện nay, việc an tâm công nhận các kết quả xét nghiệm của nhau vẫn còn là câu chuyện dài.
Không ai mong đến cơ sở y tế để chuốc lấy bực bội vì phải chờ đợi các xét nghiệm. Nhưng càng không ai mong bản thân nhận được những xét nghiệm chưa đảm bảo, không đạt chuẩn. Người dân có thể đợi, và ngành y tế cần sự thay đổi về tư duy, về nhân lực, trang thiết bị cho công tác xét nghiệm, tức là đổi mới thực sự về “chất” trong công tác này. Có như vậy, việc liên thông công nhận kết quả giữa các cơ sở y tế mới mang lại ý nghĩa về nhiều mặt cho người bệnh./.
Theo VOV
Chi tiết >>
Bảo hiểm xã hội
BHXH bắt buộc
BHXH tự nguyện
Bảo hiểm y tế
Thông tin cơ sở
Bảo hiểm thất nghiệp
Thông tin khác
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Lãnh đạo Ngành BHXH tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh thăm, tặng quà, làm ...