Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
27/10/2017 01:16 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Hội nghị Trung ương 6, khoá 12 đã thông qua Nghị quyết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Theo đó, Ban chấp hành Trung ương đặt mục tiêu:
Đến năm 2021: Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và các đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để kịp thời khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý; Thực hiện thí điểm một số mô hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần làm rõ về lý luận và thực tiễn; Sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố; Giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.
Từ năm 2021 đến năm 2030: Hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới; giảm biên chế; Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Phân định rõ và tổ chức thực hiện mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập từ nay đến năm 2030: Thực hiện có hiệu quả theo lộ trình, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập".
Để khắc phục tình trạng chồng chéo nhiệm vụ và tinh gọn đầu mối, Trung ương yêu cầu hoàn thiện một số quy định liên quan chức năng, tổ chức bộ máy chính trị. Một số mô hình mới về tổ chức, kiêm nhiệm chức danh được thí điểm nhằm giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015. Trường hợp đặc biệt cần tăng thêm đầu mối từ cấp vụ, cục trở lên phải có ý kiến của Bộ Chính trị.
Từ năm 2021 đến năm 2030, cơ chế cạnh tranh lành mạnh, công khai, dân chủ trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức sẽ được áp dụng để thu hút người tài đức vào hệ thống chính trị.
Nghị quyết cũng chỉ rõ cần thực hiện nghiêm chế độ miễn nhiệm, bãi nhiệm, từ chức, cho thôi việc hoặc thay thế người kém năng lực, đạo đức, không hoàn thành nhiệm vụ.
Việc kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu hoặc hợp nhất một số cơ quan sẽ được thí điểm ở cấp tỉnh, cấp huyện. Theo đó ở cấp tỉnh, trưởng ban dân vận sẽ đồng thời là chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân. Ở cấp huyện xã, bí thư cấp ủy sẽ kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân những nơi đủ điều kiện.
Mô hình văn phòng cấp ủy phục vụ chung các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ, cấp tỉnh được thực hiện thống nhất toàn quốc; trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; văn phòng cấp uỷ sẽ hợp nhất với văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp huyện ở những nơi đủ điều kiện.
Tình trạng thôn, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng sẽ được đánh giá toàn diện để có giải pháp phù hợp.
Nghị quyết yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy theo hướng tập trung vào quản lý vĩ mô.
Một số lĩnh vực được tổ chức theo ngành dọc như thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội... tổ chức theo khu vực liên tỉnh hoặc liên huyện để thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế.
Trung ương cũng yêu cầu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành để có giải pháp thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới như ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư; dân tộc - tôn giáo…
Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương xây dựng đề án riêng sắp xếp bộ máy đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng quân đội, công an theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng với lực lượng vũ trang.
PV (t/h)
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?