Công tác tuyên truyền: Khâu “then chốt” trong thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW
16/03/2018 10:52 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Nghị quyết số 21-NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020” của Bộ Chính trị được ban hành ngày 22/11/2012 đã đưa ra những định hướng, chiến lược phát triển cụ thể về BHXH, BHYT nhằm tiến tới hoàn thiện mục tiêu BHYT toàn dân, BHXH cho mọi NLĐ. Muốn đạt được các mục tiêu mà Nghị quyết này đề ra thì công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT phải tiếp tục là khâu “then chốt”, với những chính sách tuyên truyền thiết thực, hiệu quả hơn nữa.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh - Để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết số 21 đặt ra, trong thời gian tới, BHXH các tỉnh, thành phố cần tiếp tục đầu tư nguồn lực, vật lực cho công tác tuyên truyền, xác định rõ đối tượng tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm, xây dựng nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp.
Mỗi cán bộ tuyên truyền phải là một cánh tay nối dài đưa chính sách BHXH, BHYT đến với từng người dân; tuyên truyền hiệu quả phải gắn với chất lượng dịch vụ, thái độ cũng như tác phong phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Ngành BHXH”.
Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thị Thu Hà - Trong 3 năm tới, để hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết số 21 đặt ra, còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền. Để bảo đảm từng người dân, từng hộ gia đình, từng người lao động đều có được nhận thức đầy đủ hơn về tính ưu việt, nhân văn, sự thiết thực của việc tham gia BHXH, BHYT; để người người, nhà nhà sớm được thụ hưởng quyền lợi về BHXH, BHYT chúng ta cần tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác truyền thông; nâng cao tính thiết thực, chiều sâu trong nội dung tuyên truyền; đổi mới hình thức, biện pháp truyền thông đảm bảo phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng cụ thể; tiếp tục củng cố, bồi dưỡng nâng cao kiến thức BHXH, BHYT cho đội ngũ làm công tác truyền thông; tăng cường nguồn lực cho công tác truyền thông; khen thưởng kịp thời đơn vị, cá nhân làm tốt; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, trục lợi chính sách BHXH, BHYT.
Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Lê Đình Quảng - Để công tác BHXH, BHYT đạt mục tiêu đề ra, giai đoạn tới cần tập trung chú trọng truyền thông về chính sách BHXH tự nguyện để mọi người dân hiểu và tự nguyện tham gia nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 có 50% lực lượng tham gia BHXH...
Bên cạnh đó, ngoài các kênh tuyên truyền truyền thống, nên thiết lập và triển khai các kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người lao động và doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách, các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT...
Mở rộng dân chủ, công khai trong hoạt động xây dựng pháp luật BHXH, BHYT để thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật BHXH, BHYT. Tăng cường vai trò truyền thông giáo dục của các cơ quan thực thi pháp luật về BHXH, BHYT đối với những nhóm mục tiêu cụ thể, chủ yếu là hướng vào nhóm người sử dụng lao động và người lao động khác nhau...
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua cơ quan BHXH ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng CCVC, người lao ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch công tác thông tin, truyền ...
Truyền thông chính sách BHXH, BHYT: Tích cực, chủ động đưa ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?