Tạo điều kiện để người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với BHYT
28/02/2018 02:59 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện BHYT đối với người nhiễm HIV và khám bệnh, chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS. Trong đó đề xuất quyền lợi BHYT đối với người tham gia BHYT nhiễm HIV.
Ảnh minh họa
Cụ thể, người tham gia BHYT nhiễm HIV và người tham gia BHYT khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được hưởng quyền lợi, mức hưởng theo quy định của pháp luật về BHYT.
Người tham gia BHYT nhiễm HIV khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được quỹ BHYT chi trả: 1- Thuốc ARV (trừ trường hợp đã được nguồn kinh phí khác chi trả); 2- Xét nghiệm HIV trong khám chữa bệnh đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và khi sinh con theo yêu cầu chuyên môn nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả; 3- Kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV; 4- Xét nghiệm HIV, thuốc kháng vi rút HIV và khám chữa bệnh đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; 5- Xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám chữa bệnh (trừ chi phí xét nghiệm HIV đối với người hiến mô, bộ phận cơ thể người); 6- Xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được ngân sách nhà nước chi trả); 7- Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
Việc lập danh sách, đóng BHYT, phát hành thẻ BHYT đối với người bị nhiễm HIV được đề xuất như sau:
Người nhiễm HIV không thuộc đối tượng tham gia BHYT quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 12 Luật BHYT được ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí đóng BHYT, thực hiện như sau: Đối với người nhiễm HIV đang điều trị HIV tại các cơ sở y tế, trường hợp người nhiễm HIV được hỗ trợ 100% mức đóng BHYT, cơ sở điều trị bằng thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV (cơ sở y tế) tổng hợp danh sách người nhiễm HIV chưa có thẻ BHYT đang điều trị bằng thuốc kháng HIV tại cơ sở gửi đơn vị chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cơ quan chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh) rà soát, tổng hợp gửi Sở Y tế để Sở Y tế chuyển Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố) để đối chiếu, rà soát cấp thẻ BHYT. Trường hợp người nhiễm HIV được hỗ trợ một phần mức đóng BHYT, cơ sở y tế ký hợp đồng là đại lý thu của Bảo hiểm xã hội, lập danh sách người nhiễm HIV chưa có thẻ BHYT, thu số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng của người nhiễm HIV chuyển cho đơn vị chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh được Sở Y tế giao nhiệm vụ tổng hợp gửi chuyển Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cấp thẻ BHYT. Đối với người nhiễm HIV tại cộng đồng, trạm y tế xã ký hợp đồng là đại lý thu của Bảo hiểm xã hội, lập danh sách người nhiễm HIV, thu một phần mức đóng BHYT thuộc trách nhiệm phải đóng (đối với người nhiễm HIV được hỗ trợ mức đóng BHYT nếu có) gửi cơ sở y tế trên địa bàn để tổng hợp đề nghị cấp thẻ BHYT. Trường hợp người nhiễm HIV tự đóng BHYT, phương thức đóng thực hiện theo BHYT hộ gia đình; người tham gia BHYT được thực hiện không cùng thời điểm với các thành viên khác trong gia đình trong năm.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng CCVC, người lao ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch công tác thông tin, truyền ...
Truyền thông chính sách BHXH, BHYT: Tích cực, chủ động đưa ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?