Phối hợp đẩy mạnh phổ biến chính sách, pháp luật BHXH, BHYT
09/02/2018 08:45 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Là một trong những mục tiêu được để ra trong chương trình phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHYT giữa BHXH Việt Nam và Tổng cục DS-KHHGĐ giai đoạn 2018-2020.
Theo đó, BHXH Việt Nam và Tổng cục DS-KHHGĐ ký chương trình phối hợp nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm và thế mạnh của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ, cộng tác viên dân số trong công tác tuyên truyền, phố biến chính sách, pháp luật BHXH, BHYT; thực hiện tốt Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020"; đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH, BHYT đến các tầng lớp nhân dân để nâng cao hiểu biết, tạo sự chuyển biến về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật BHXH, BHYT, nhất là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa BHXH Việt Nam và Tổng cục DS-KHHGĐ nhằm phát huy khả năng và thế mạnh của mỗi bên trong công tác phổ biến, tuyên truyền, thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT. Đồng thời, Chương trình phối hợp là cơ sở để BHXH Việt Nam và Tổng cục DS-KHHGĐ chỉ đạo BHXH và Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT.
Theo Chương trình phối hợp, BHXH Việt Nam và Tổng cục DS-KHHGĐ sẽ phối hợp để triển khai thực hiện một số nội dung: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Luật BHXH, BHYT, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT; tổ chức hội nghị tập huấn trang bị kiến thức về BHXH, BHYT, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho đội ngũ viên chức dân số tuyến xã, công tác viên dân số thông, bản, tổ dân phố, tập trung ưu tiên các địa phương có động lực lượng lao động nông nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp, lao động trong các làng nghề, hợp tác xã, lao động tự do, các tỉnh có tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT thấp; căn cứ tình hình thực tế tại các tỉnh, mở rộng đại lý thu tại cộng đồng, giao nhiệm vụ cán bộ làm công tác dân số tại địa phương thực hiện kiêm nhiệm.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung phối hợp, hai cơ quan đã thống nhất phân công trách nhiệm của từng bên: Theo đó, BHXH Việt Nam sẽ tập huấn, cung cấp thông tin, tài liệu, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ về BHXH, BHYT để Tổng cục DS-KHHGĐ có cơ sở triển khai nội dung Chương trình phối hợp; chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Chi cục DS-KHHGĐ triển khai thực hiện các nội dung Chương trình phối hợp hàng năm; Căn cứ kinh phí tuyên truyền được phê duyệt hằng năm, BHXH Việt Nam thông báo Tổng cục DS-KHHGĐ số kinh phí hỗ trợ để thực hiện Chương trình phối hợp, đồng thời dự thảo nội dung Hợp đồng phối hợp tuyên truyền và chuyển kinh phí cho Tổng cục DS-KHHGĐ đúng quy định, kịp tiến độ; chủ trì việc sơ kết, tổng kết, đánh giá các hoạt động tuyên truyền theo nội dung Chương trình đã được ký kết.
Tổng cục Dân số sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT hoặc lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, trong đó tập trung vào công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn chính sách phóa luật về BHXH, BHYT góp phần đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT đối với lao động khu vực nông thôn; trong các làng nghề, hợp tác xã; lao động tự do, các địa phương có tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT thấp; Phối hợp tổ chức các khóa tập huấn, trang bị kiến thức về BHXH, BHYT và kỹ năng tuyên truyền, vận động cho đội ngũ cán bộ viên chức dân số, cộng tác viên dân số ở cơ sở; Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động biên soạn, xây dựng tài liệu tuyên truyền giúp cho cán bộ làm công tác dân số cơ sở có cẩm nang tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện và BHYT, BHYT hộ gia đình; Phối hợp thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai nội dung của Chương trình.
BHXH Việt Nam giao Trung tâm Truyền thông và Tổng cục DS-KHHGĐ giao cho Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng là đơn vị đầu mối phối hợp của hai cơ quan. Lãnh đạo các đơn vị đầu mối có trách nhiệm tổ chức các cuộc họp trao đổi thông tin, góp ý kiến về các vẫn đề liên quan đến nội dung phối hợp; thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được ghi trong Chương trình phối hợp hàng năm; tổng hợp kết quả báo cáo Lãnh đạo BHXH Việt Nam và Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ; phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp tuyên truyền hằng năm; Năm 2018 và những năm tiếp theo, Trung tâm Truyền thông (BHXH Việt Nam) và Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng (Tổng cục DS-KHHGĐ) chịu trách nhiệm ký Hợp đồng thực hiện kế hoạch hoạt động. Hằng năm, hai bên tổ chức sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đã ký, đề xuất, kiến nghị những giải pháp thực hiện cho các năm tiếp theo…
A.N
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Truyền thông chính sách BHXH, BHYT: Tích cực, chủ động đưa ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?