Bộ LĐ-TB&XH: Đề xuất hoãn lộ trình áp dụng cách tính lương hưu mới cho lao động nữ
03/11/2017 02:35 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đây là thông tin vừa được Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung chia sẻ hôm qua (ngày 02/11), bên hành lang Quốc hội.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ LĐ-TB&XH đã trình Chính phủ phương án hoãn lộ trình thực hiện quy định cách tính lương hưu mới với lao động nữ từ ngày 01/01/2018.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ này đã báo cáo Chính phủ về cách tính lương hưu từ ngày 01/01/2018 và đã trình phương án hoãn lộ trình thực hiện được quy định tại Khoản 2, Điều 56 Luật BHXH năm 2014, đến năm 2022. Cụ thể, theo cách tính lương hưu của Luật BHXH năm 2014, nhiều lao động nữ nghỉ hưu trong năm 2018 sẽ hưởng lương hưu thấp hơn so với người có cùng thời gian đóng BHXH nghỉ hưu vào thời điểm năm 2017.
Số liệu thống kê của Bộ này cho thấy, tính đến ngày 01/01/2018, sẽ có khoảng 110.000 lao động nghỉ hưu, trong đó có khoảng 50.000 lao động nữ và 60.000 lao động nam. Theo đó, khi thay đổi cách tính lương hưu được quy định tại Khoản 2, Điều 56, Luật BHXH năm 2014, thì đối tượng lao động nam thiệt ít hơn vì họ có lộ trình 5 năm trước khi thực hiện cách tính mới, còn với lao động nữ thì sẽ phải tham gia BHXH đủ 30 năm mới được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, thay vì chỉ cần 25 năm như trước đây. Vì vậy, trong 50.000 lao động nữ nghỉ hưu sẽ có khoảng 21.000 lao động nữ bị thiệt, trong số đó có khoảng 4.000 lao động nữ thiệt nhiều nhất (với tỷ lệ lương hưu khoảng 5-10%).
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, Bộ này là đơn vị đề xuất xây dựng Luật BHXH năm 2014. Vì vậy, Bộ sẽ có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ tính toán các giải pháp về việc tạm dừng thực hiện Khoản 2, Điều 56, Luật BHXH năm 2014. Phương án sửa đổi, bổ sung được Bộ đưa ra sẽ đảm bảo nguyên tắc: Không để lao động nữ thiệt thòi; thực hiện có lộ trình; đảm bảo có đóng có hưởng; và tạo điều kiện cho quỹ BHXH ổn định, phát triển bền vững, không tạo ra những bức xúc trong xã hội.
“Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH đã đưa ra phương án tạm thời chưa thực hiện Khoản 2, Điều 56 của Luật BHXH năm 2014 và sẽ kéo dài lộ trình tới năm 2022 mới thực hiện. Tuy nhiên, về quy trình xử lý vấn đề này cần được Chính phủ thảo luận về kiến nghị, đề xuất của Bộ; Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến; sau đó mới trình Quốc hội, hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua để thực hiện”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, hiện có tình trạng các DN sa thải NLĐ làm việc ở độ tuổi sau 35, trong đó phần lớn là lao động nữ. Lý do các DN giải thích về tình trạng này là do: DN phải cơ cấu lại sản xuất, ứng dụng dây chuyền sản xuất hiện đại nên dùng ít công nhân; NLĐ tự nghỉ để chuyển sang chỗ làm mới hoặc nghỉ do không chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt. Về vấn đề này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, Bộ này đã chỉ đạo đánh giá tác động, thống kê để xem xét các mặt được và chưa được với mục tiêu là tiến tới đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho các lao động nữ. “Tuy nhiên, vừa qua, mục tiêu này còn chưa đạt được như kỳ vọng, vì chưa kéo dài được tuổi lao động của nữ. Mặc dù chưa giải quyết được vấn đề này, nhưng chúng tôi vẫn nhất quán quán điểm sẽ không để cho lao động nữ thiệt thòi”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.
Trước đó, việc đề nghị xem xét cho lùi thời hạn thực hiện chính sách thay đổi cách tính lương hưu nêu trên để đảm bảo quyền lợi lao động nữ đã được đưa ra tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội bàn về bình đẳng giới (vào tháng 9/2017) và phiên họp của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội…
PV (t/h)
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?