Việt Nam tăng trưởng kinh tế đạt 6,3% trong năm 2017
21/04/2017 12:00 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đây là dự báo tại báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương vừa mới được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố.
Báo cáo cho thấy, viễn cảnh chung của các nước đang phát triển khu vực Đông Á sẽ duy trì ở mức tích cực trong vòng 3 năm tới nhờ cầu nội địa mạnh, kinh tế toàn cầu dần hồi phục, và giá hàng hoá nguyên vật liệu tăng trở lại. Nhờ tăng trưởng đều và thu nhập của NLĐ tăng lên, tình trạng nghèo trong khu vực cũng sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, môi trường toàn cầu và những yếu kém nội tại vẫn ẩn chứa rủi ro đối với viễn cảnh của các nước trong khu vực. Trong bối cảnh lãi suất tại Hoa Kỳ tăng nhanh hơn dự kiến, tâm lý bảo hộ tại một số nước phát triển, tín dụng tăng trưởng nhanh và nợ tăng nhanh tại các nước Đông Á bản báo cáo cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tiếp tục tập trung vào quản lý kinh tế vĩ mô, và duy trì cân đối tài khoá bền vững trong kỳ trung hạn. Tăng trưởng trong khu vực sẽ tiếp tục dựa vào mức cầu nội địa mạnh, trong đó bao gồm tăng chi công, và mức tăng chi cá nhân và đầu tư ngày càng mạnh. Yếu tố khác góp phần thúc đẩy tăng trưởng là nhu cầu xuất khẩu cũng tăng dần do các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển cũng hồi phục. Giá nguyên vật liệu tăng chậm sẽ có lợi cho các nước xuất khẩu nhưng cũng không gây thiệt hại quá mức đối với các nền kinh tế nhập khẩu trong khu vực Đông Á. Tại Trung Quốc, tỉ lệ tăng trưởng sẽ giảm nhẹ do chính phủ áp dụng các biện pháp cắt giảm dư thừa công suất và tăng trưởng tín dụng. Do vậy, báo cáo dự đoán kinh doanh bất động sản sẽ suy giảm. Các nền kinh tế lớn trong khối ASEAN sẽ tăng trưởng cao hơn chút ít trong giai đoạn 2017-2018 bởi những nguyên nhân khác nhau tại mỗi nước. In-đô-nê-xi-a sẽ tăng trưởng 5,2% nhờ tăng trưởng tín dụng và giá dầu tăng, cao hơn mức 5,0% năm 2018. Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,3% trong năm 2017 nhờ tâm lý tích cực trên thị trường và đầu tư trực tiếp nước ngoài. “Mặc dù viễn cảnh thuận lợi như vậy, nhưng sức bật toàn khu vực còn phụ thuộc vào việc các nhà lập chính sách có khả năng nắm bắt và điều chỉnh cho phù hợp với các bất ổn toàn cầu và yếu kém trong nước như thế nào? Các nhà lập chính sách cần ưu tiên các biện pháp đối phó với các rủi ro toàn cầu có thể đe doạ nguồn vốn từ bên ngoài và chi phí đi vay các nguồn vốn đó. Ngoài ra cũng cần chú ý đẩy mạnh xuất khẩu. Cần tập trung tăng cường chính sách và khung thể chế hướng tới tăng năng suất lao động”, ông Sudhir Shetty, Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á Thái Bình Dương nói. Báo cáo kêu gọi áp dụng các biện pháp kinh tế vĩ mô cẩn trọng nhằm đối phó với các rủi ro kinh tế trong khu vực. Báo cáo cho biết, tăng thu ngân sách tại các nền kinh tế lớn sẽ giúp chính phủ thực hiện các chương trình thúc đẩy tăng trưởng và hoà nhập đồng thời giảm rủi ro về bền vững tài khoá. Một số nền kinh tế nhỏ xuất khẩu nguyên vật liệu cần thực hiện các bước nhằm nâng cao khả năng thanh toán tài khoá. Lạm phát tăng, mặc dù với một xuất phát điểm thấp, cùng với dòng vốn không ổn định sẽ buộc các nhà hoạch định chính sách tại nhiều nước phải điều chỉnh lại chính sách tiền tệ kích cầu của mình. Ngoài cắt giảm dư thừa năng lực sản xuất công nghiệp chính phủ cũng cần tăng cường các chính sách an sinh xã hội và lao động. Trước tình hình tăng trưởng tín dụng mạnh trong khu vực, trong đó gồm có Việt Nam, Phi-lip-pin, CHDCND Lào, bản báo cáo đề nghị tăng cường quản lý và giám sát. Thách thức lâu dài đối với khu vực là làm sao duy trì được tăng trưởng với tốc độ cao nhưng đồng thời đảm bảo hoà nhập được mọi đối tượng vào tiến trình này. Chính phủ các nước có thể giải quyết các thách thức này bằng cách tập trung tăng năng suất, đẩy mạnh đầu tư vốn đã bị thuyên giảm trong thời gian gần đây, và nâng cao chất lượng chi công. Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy tại các nước ngoài khu vực, các nước Đông Á có thể tận dụng cơ hội để tăng cường hội nhập nội khối, ví dụ bằng cách phát triển theo chiều sâu các sáng kiến hiện nay, giảm rào cản di động lao động, mở rộng giao thương hàng hoá và dịch vụ qua biên giới giữa các nước Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Ngoài ra, báo cáo cũng khuyến cáo các nhà làm chính sách nên hướng tới một quỹ đạo tăng trưởng bền vững hơn bằng cách cắt giảm ô nhiễm gây ra bởi phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh tại các nước trong khu vực./.
PV
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
Đổi mới thông tin khoa học và ứng dụng kết quả thực hiện ...
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục ...
BHXH Việt Nam đứng thứ 3 nhóm bộ, ngành về chỉ số phục vụ ...
Nâng cao nghiệp vụ lưu trữ ngành BHXH Việt Nam
Ban hành danh mục mã loại giấy tờ, thủ tục hành chính thuộc ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?