Năm 2016: Nhiều chính sách trong lĩnh vực BHXH, BHYT có hiệu lực
21/04/2017 12:00 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trong năm 2016, nhiều chính sách, quy định trong lĩnh vực BHXH, BHYT có hiệu lực, trong đó có: Luật BHXH, Bộ luật Tố tụng dân sự, Nghị định 21/2016/NĐ-CP về thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BH thất nghiệp và BHYT...
Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 quy định chi tiết hơn một số chính sách về BHXH hiện hành và bổ sung nhiều chính sách mới có lợi cho người lao động. Một số điểm mới được quy định trong Luật bao gồm: Chế độ thai sản cho nam giới; Thay đổi về mức đóng BHXH; Bảo lưu thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu; Thai sản cho người mang thai hộ; Tăng tiền đóng BHXH; Mở rộng đối tượng tham gia BHXH; Người lao động có quyền tự quản lý sổ BHXH; Đóng thêm 5 năm BHXH hưởng lương hưu tối đa. Ngày 1/7/2016, Bộ luật Tố tụng dân sự chính thức có hiệu lực. Theo đó, Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp được quyền khởi kiện các vụ án lao khi được NLĐ ủy quyền. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cũng có quyền khởi kiện vụ án lao động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tập thể NLĐ, được NLĐ ủy quyền trong trường hợp Công đoàn cơ sở không khởi kiện. Ngoài ra, Công đoàn cấp trên cơ sở cũng có quyền ủy quyền cho LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam khởi kiện vụ án tranh chấp quyền công đoàn về kinh phí công đoàn, BHXH. Bên cạnh đó, từ ngày 1/6/2016 Nghị định 21/2016/NĐ-CP về thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BH thất nghiệp và BHYT chính thức có hiệu lực. Theo đó, giao thẩm quyền cho Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố xử phạt vi phạm hành chính. Đây là một biện pháp mạnh giúp cơ quan BHXH Việt Nam sẽ có thuận lợi hơn trong phối hợp triển khai các quy định của chính sách pháp luật về BHXH, BHYT. Từ đó, quyền lợi của người tham gia các loại hình bảo hiểm tự nguyện nếu bị ảnh hưởng sẽ được ngăn chặn, xử lý kịp thời. Trước đây, với quyền và trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, nhưng cơ quan BHXH Việt Nam chỉ có chức năng kiểm tra việc ký hợp đồng, đóng và trả BHXH, BHYT cũng như giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc có quyền khởi kiện dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHYT. Trong khi chức năng thanh tra chuyên ngành về BHXH, BHYT nói chung, đóng BHXH, BH thất nghiệp và BHYT nói riêng đều do 2 đơn vị Thanh tra thuộc Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đảm nhận. Được áp dụng từ ngày 1-1-2016, quy định thông tuyến KCB tại tuyến huyện trên phạm vi toàn quốc cho thấy phù hợp với xu hướng phát triển y tế và nguyện vọng của người tham gia BHYT. Người có thẻ BHYT bỏ được thủ tục chuyển tuyến từ tuyến xã lên huyện hay từ huyện này sang huyện khác mà vẫn được KCB và bảo đảm quyền lợi BHYT. Với những trường hợp đi công tác, đi làm ăn xa… thay vì phải đổi thẻ BHYT như trước đây thì hiện nay chỉ cần thẻ BHYT và một trong các giấy tờ tùy thân là được chấp nhận KCB BHYT tại các bệnh viện tuyến huyện. Đồng thời, người bệnh được lựa chọn KCB tại các cơ sở y tế cùng tuyến, không phân biệt y tế công lập hay tư nhân. Chính sách thông tuyến khám, chữa bệnh tại tuyến huyện đã tạo bước đột phá trong công tác khám, chữa bệnh: Người dân được tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe; có sự cạnh tranh giữa các cơ sở khám, chữa bệnh; thúc đẩy nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Thông tư 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2015 Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán từ quỹ BHYT thì khung giá và thẩm quyền quy định mức giá cụ thể thực hiện theo quy định tại Luật giá, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn liên quan. Đối tượng áp dụng của Thông tư là các cơ sở y tế, đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ BHYT. Lộ trình thực hiện: Mức giá gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù thực hiện từ ngày 01/3/2016; mức giá gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương được thực hiện từ ngày 01/7/2016. Thời điểm thực hiện cụ thể của các đơn vị, địa phương do Bộ Y tế xem xét, quyết định Trong năm 2016, với việc nhiều chính sách, quy định trong lĩnh vực BHXH, BHYT có hiệu lực, ngành BHXH được tiếp thêm sức mạnh trong phối hợp triển khai các quy định của chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội.
TH
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tăng hạng, xếp thứ 2 về Chỉ số phục vụ người ...
Đổi mới thông tin khoa học và ứng dụng kết quả thực hiện ...
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục ...
Nâng cao nghiệp vụ lưu trữ ngành BHXH Việt Nam
Ban hành danh mục mã loại giấy tờ, thủ tục hành chính thuộc ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?