Việt Nam không ngừng nỗ lực bảo đảm tốt hơn quyền con người
29/11/2024 02:10 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thực thi Công ước chống tra tấn và các nghĩa vụ theo Công ước là một hoạt động lâu dài, là một quá trình không ngừng nỗ lực của Việt Nam để đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền con người đặc biệt là quyền không bị tra tấn. Những kết quả thu được từ Hội thảo sẽ góp phần đóng góp tích cực hơn, thiết thực hơn trong hành trình này.
Thiếu tường Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an phát biểu khai mạc Hội thảo
Thực hiện Đề án của Bộ Công an đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 28/11/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Đối ngoại và Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, tổ chức hội thảo quốc tế “Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”.
Hội thảo do Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại và Thượng tá Ngô Đức Thắng, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an đồng chủ trì. Tham dự Hội thảo có bà Sabina Stein, Trợ lý Đại diện Thường trú, Trưởng phòng Quản trị và Tham gia, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cùng 70 đại biểu đến từ nhiều cơ quan trung ương và địa phương.
Hội thảo diễn ra trong một ngày với 3 phiên: (1) Tổng quan về Việt Nam tham gia Công ước chống tra tấn và nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm của nước thành viên: (2) Khuôn khổ pháp luật Việt Nam về chống tra tấn, trong đó đại diện Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an đã trình bày tổng quan về Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước chống tra tấn), quá trình xây dựng Báo cáo quốc gia lần thứ hai thực thi Công ước và các thành tựu nổi bật của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền không bị tra tấn.
Bảy chuyên đề thảo luận tại Hội thảo của Vụ Các tổ chức quốc tế - Bộ Ngoại giao, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp, Tòa án Nhân dân Tối cao, Cục Cảnh sát quản lý tạm giam, tạm giữ và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng - Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Đại học luật Hà Nội đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về việc triển khai thực thi Công ước chống tra tấn tại các bộ, ngành, đơn vị liên quan, từ giáo dục nâng cao nhận thức về Công ước, hoàn thiện pháp luật nhằm thực thi hiệu quả Công ước, các biện pháp bảo vệ quyền con người trong tạm giữ, tạm giam, cũng như những vấn đề liên quan đến tố tụng đảm bảo quyền không bị tra tấn, việc thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.
Tại phần hỏi đáp, các báo cáo viên đã cung cấp thêm thông tin giải đáp các câu hỏi, của đại biểu để làm rõ hơn các vấn đề liên quan Công ước chống tra tấn và thực tiễn thực thi Công ước, những giải pháp cần tập trung triển khai trong thời gian tới.
Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước chống tra tấn, ngày 17/3/2015, Việt Nam có nhiệm vụ thực thi các nghĩa vụ theo Công ước, một trong các nghĩa vụ đó là xây dựng và bảo vệ Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước chống tra tấn.
Bộ Công an đã 03 lần nộp Báo cáo lên Ủy ban Công ước, trong đó, Báo cáo gần nhất là Báo cáo quốc gia lần thứ hai về thực thi Công ước chống tra tấn và hiện nay, Việt Nam đang chờ được Ủy ban thông báo về việc trình bày và bảo vệ Báo cáo này.
Việc xây dựng và bảo vệ Báo cáo quốc gia là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong quá trình thực thi các nghĩa vụ thành viên Công ước chống tra tấn. Tuy nhiên, việc thúc đẩy công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung Báo cáo quốc gia lần thứ hai và thành tựu bảo đảm quyền con người trong quá trình thực thi Công ước chống tra tấn cũng rất quan trọng, nhằm giúp phổ biến nội dung Công ước và các nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước. Thực thi Công ước chống tra tấn và các nghĩa vụ theo Công ước là một hoạt động lâu dài, là một quá trình không ngừng nỗ lực của Việt Nam và tổng thể các cơ quan, ban, ngành cũng như người dân để đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền con người đặc biệt là quyền không bị tra tấn. Những kết quả thu được từ Hội thảo sẽ góp phần đóng góp tích cực hơn, thiết thực hơn trong hành trình này.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, đại diện Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an hoan nghênh và đánh giá cao các ý kiến tham luận của các đại biểu, khẳng định Bộ Công an đã ghi nhận những ý kiến, góp ý của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, sẽ tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu trong Hội thảo để nâng cao hiệu quả thực thi Công ước cũng như để chuẩn bị cho việc trình bày và bảo vệ thành công Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về Công ước chống tra tấn tại Ủy ban Công ước trong thời gian tới./.
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh