• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Đoàn Thị Tư
Ngày gửi:
18/01/2021
Lĩnh vực:
Câu hỏi khác
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Xin Cho hỏi ? muốn tham gia bảo hiểm cho nhân viên công ty thì thủ tục đang ký như thế nào và đang ký tại đâu? - Mình tham gia bảo hiểm ở công ty cũ 3 năm chưa nhận thất nghiệp , ngay mình chuyển sang công ty mới được 4 tháng nhưng mới đóng bảo hiểm được một tháng vậy bây giờ mình có Bầu thì có được hưởng chế độ thai sản hay không ? Thủ tục cần lamg những gì? xin chân thành cảm ơn

Trả lời bởi:
BHXH Việt Nam trả lời
Ngày trả lời:
29/01/2021
File đính kèm:
Câu trả lời:

  • Về thủ tục tham gia bHXH lần đầu

Hồ sơ đối với Đơn vị tham gia lần đầu

1. Thành phần hồ sơ

a) Đối với Người lao động:

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

- Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: Giấy tờ chứng minh.

b) Đối với Đơn vị sử dụng lao động (Doanh Nghiệp):

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);

- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS);

- Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).

2. Số lượng hồ sơ: 1 bộ

* Đối với đơn vị đăng ký chậm so với giấy phép thành lập, có truy thu BHXH, BHYT, hồ sơ bổ sung:

- Văn bản giải trình của đơn vị (mẫu D01b-TS);

- Bảng thanh toán tiền lương, tiền công của đơn vị (bản sao); hợp đồng lao động (bản sao, 01 bản/người) tương ứng thời gian truy thu.

Nơi nộp hồ sơ: Cơ quanBHXH địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở làm việc

  • Về chế độ thai sản

Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:

Theo khoản 2, Điều 31 Luật BHXH quy định “lao động nữ phải đóng đủ từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi” thì được hưởng chế độ thai sản.

Theo khoản 3, Điều 31 Luật BHXH quy định “lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con” thì được hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, nếu trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con bạn đóng BHXH đủ từ 6 tháng trở lên hoặc đóng BHXH đủ từ 3 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền thì bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

* Hồ sơ thai sản được quy định tại Điều 101 Luật BHXH năm 2014

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, NLĐ thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

3. Trường hợp NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

5. Danh sách NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.